1.1. Đặc điểm của biện pháp tu từ đối
– Khái niệm: Đối là biện pháp tu từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa tương phản hoặc tương hỗ vào vị trí cân xứng để tạo nên sự hài hoà về ý nghĩa, đồng thời làm nên nhạc điệu cho câu thơ, câu văn.
– Ví dụ:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
=> Nhận xét: Trong ví dụ trên, các từ trong hai vế “thành xây khói biếc” và “non phơi bóng vàng” tạo thành từng cặp tương ứng, cân xứng với nhau về nội dung giống nhau về từ loại (thành – non, xây – phơi, khói – bóng, biếc – vàng), trái nhau về thanh điệu bằng trắc (biếc – vàng) tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ.
1.2. Tác dụng của biện pháp tu từ đối
– Phạm vi sử dụng: Biện pháp tu từ đối được sử dụng trong thơ (đặc biệt là thể thơ Đường luật bát cú), trong văn xuôi ở cấp độ câu, đoạn văn hoặc văn bản.
– Tác dụng:
+ Tạo sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu, tạo nên cái đẹp hài hoà theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam.
+ Miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát mà không cần liệt kê, kể lể dài dòng.
– Ví dụ: biện pháp tu từ đối trong hai câu 3 – 4 của bài Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan):
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lúc đác bên sông chợ mấy nhà.