1.1. Yêu cầu
– Đảm bảo bố cục trình bày kết quả nghiên cứu một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội đầy đủ bố cục của bài nói.
– Trình bày được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói.
– Nhận xét, đánh giá được nội dung được thảo luận.
1.2. Cách làm
1.2.1. Chuẩn bị nói
* Xác định để tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói:
Đề lài của bài nói đã được bạn chuẩn bị ở phần Viết. Bạn cần tự trả lời những câu hỏi sau khi chuẩn bị bài báo cáo:
– Mục đích của bài nói là gì?
– Bạn có bao nhiêu phút để trình bày kết quả nghiên cứu và trả lời câu hỏi của người nghe theo quy định của ban tổ chức?
– Người nghe của bạn là những ai? Họ mong muốn được nghe điều gì từ bài báo cáo?
– Nơi báo cáo có những phương tiện máy móc gì có thể sử dụng khi báo cáo? Tìm ý và lập dàn ý
* Lập dàn ý:
Lựa chọn những nội dung quan trọng nhất để trình bày: lên đề tài, câu hỏi, mục đích, phương pháp và kết quả nghiên cứu.
– Tóm tắt nội dung báo cáo dưới dạng sơ đồ.
– Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, âm thanh, video clip, thí nghiệm (nếu có) để làm rõ kết quả nghiên cứu.
– Dùng phần mềm phù hợp để thiết kế bài báo cáo.
* Cân nhắc nội dung chính, phụ để điều chỉnh dung lượng báo cáo:
– Dự kiến các câu hỏi của người nghe và chuẩn bị câu trả lời.
– Bạn có thể tự ghi âm để nghe lại hoặc luyện tập với các bạn. Khi luyện tập, cần chú ý:
+ Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói.
+ Kết hợp sử dụng ngôn ngữ nói với phương tiện phi ngôn ngữ như: bài trình chiếu, hình ảnh, video clip, sơ đồ, bảng biểu…
+ Sử dụng các từ nối để phần trình bày mạch lạc, rõ ràng.
+ Tốc độ nói phù hợp.
1.2.2. Trình bày bài nói
Khi trình bày, bạn cần:
– Dựa vào phần tóm tắt đã chuẩn bị từ trước.
– Kết hợp ngôn ngữ nói với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
– Đảm bảo thời gian cho phép.
1.2.3. Trao đổi, đánh giá
Khi trao đổi với người nghe, bạn nên:
– Lắng nghe và ghi chép các câu hỏi đánh dấu những câu hỏi có nội dung trùng lặp, lựa chọn một số câu hỏi quan trọng để phản hồi.
– Gạch đầu dòng ngắn gọn những ý trả lời cho các câu hỏi.
– Trả lời ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm với thái độ lịch sự. Sau khi trình bày xong bài báo cáo, bạn hãy tự trả lời những câu hỏi sau để hoàn thiện kĩ năng trình bày.
– Điều gì làm tôi hài lòng khi trình bày bài báo cáo này?
– Cần điều chỉnh những gì (về nội dung báo cáo, cách báo cáo,…) và điều chỉnh như thế nào để người nghe hiểu rõ và hứng thú theo dõi bài trình bày của tôi?
– Trong vai trò người nói và người nghe, bạn có thể tự đánh giá bài nói của mình và góp ý cho bạn khác dựa vào bảng kiểm dưới đây:
Bảng kiểm kĩ năng trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội