Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội – Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

1.1. Yêu cầu

1.1.1. Kiểu bài

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là kiểu bài trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội dựa trên những bằng chứng từ quá trình khảo sát thực tế hoặc thực nghiệm những giải pháp mà người nghiên cứu đề xuất.

1.1.2. Yêu cầu đối với kiểu bài

– Trình bày đầy đủ, thuyết phục các kết quả nghiên cứu thu nhận được.

– Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

– Sử dụng ngôn ngữ chính xác, khách quan.

– Sử dụng phù hợp các trích dẫn, cước chú, các phương tiện hỗ trợ như: hình ảnh, bảng biểu, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,…

– Bố cục văn bản báo cáo gồm các phần, mục:

1.2. Cách làm

1.2.1. Chuẩn bị viết

* Xác định đề tài:

Khi chọn đề tài nghiên cứu, bạn cần lưu ý:

– Đề tài có tính cụ thể, tránh chung chung hoặc quá rộng.

– Đề tài có tính thời sự, được nhiều người quan tâm.

– Đề tài có tính thực tế.

– Có nguồn tài liệu tham khảo dồi dào.

– Phù hợp với quỹ thời gian và kinh phí cho phép.

 

* Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc, mục tiêu, câu hỏi, phương pháp nghiên cứu:

Trước khi thực hiện viết báo cáo nghiên cứu, bạn cần xác định:

– Người đọc bản báo cáo này có thể là ai?

– Báo cáo này có thể được công bố ở đâu hoặc gửi đến đâu (trang web của trường cuộc thi nghiên cứu khoa học, tạp chí khoa học,…)? Thể lệ viết bài của cuộc thi hoặc tạp chí khoa học đó là gì?

– Mục tiêu nghiên cứu (những điều mà người nghiên cứu mong muốn đạt được khi hoàn thành nghiên cứu) là gì?

– Lưu ý: Kết quả của nghiên cứu này phải có ích cho cộng đồng

+ Câu hỏi nghiên cứu: Ai? Cái gì? Như thế nào? Bằng cách nào? Tại sao?

+ Xác định đúng câu hỏi nghiên cứu sẽ định hướng cho người nghiên cứu tài liệu tham khảo cần đọc; cơ sở lí thuyết cần làm rõ; cách tổ chức điều tra/ thực nghiệm, công cụ đánh giá đối tượng khảo sát/ thực nghiệm; cách thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá ý nghĩa của dữ liệu.

+ Phương pháp nghiên cứu phù hợp với nội dung nghiên cứu (ví dụ: phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp khảo sát thực trạng, phương pháp thực nghiệm, phương pháp thống kê và xử lí dữ liệu,…).

 

* Thu thập tư liệu:

– Để có cơ sở và số liệu thực hiện báo cáo nghiên cứu, bạn cần thu thập các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài. Bạn có thể tìm tư liệu ở những địa chỉ dưới đây:

+ Trang web của các tổ chức quốc tế của chính phủ, ví dụ: trang web của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (https://www world wildlife.org/).

+ Bài báo được công bố trên các tạp chí nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

– Sau đó, lập danh mục các tài liệu với đầy đủ thông tin: tên tài liệu, tên tác giả, tên nhà xuất bản/ tên tạp chí/ trang web, năm xuất bản/ công bố.

1.2.2. Phác thảo đề cương báo cáo

– Sau khi đã lập danh mục các tài liệu liên quan, bạn cần đọc kĩ tài liệu, trên cơ sở đó, phác thảo đề cương nghiên cứu gồm các mục: lên đề lài, lí do chọn đề lài, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, cơ sở lí thuyết, các dữ liệu cần thu thập, phương pháp thu thập dữ liệu.

Lưu ý: Đề cương có thể được điều chỉnh trong quá trình nghiên cứu

1.2.3. Thực hiện nghiên cứu

– Dựa trên các tài liệu đã đọc, viết nháp cơ sở lí thuyết để xác lập căn cứ cho việc khảo sát thực trạng hoặc thực nghiệm giải pháp nào đó nhằm cải thiện thực trạng

– Thu thập các dữ liệu nghiên cứu như: các con số từ khảo sát thực trạng hoặc kết quả thực nghiệm, các ý kiến của những người liên quan về vấn đề nghiên cứu… Để xác định đúng, đủ các dữ liệu cần thu thập, bạn cần trả lời các câu hỏi:

1.2.4. Viết báo cáo

Trên cơ sở đề cương và các thông tin đã có, tiến hành viết báo cáo theo đề cương nghiên cứu.

1.2.5. Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, đọc lại bài viết của mình và chỉnh sửa dựa vào bảng kiểm sau:

Bảng kiểm báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội