Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới – Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

– Ma-la-la Diu-sa-phdai là một nhà hoạt động xã hội người Pakistan, được nhận giải thưởng Nô -ben Hòa bình năm 2014.

Ma-la-la là người công khai lên tiếng phản đối việc cấm đoán phụ nữ đi học và phá hủy các trường học dành cho trẻ em gái ở Pakistan.

– Năm 2012, Ma-la-la bị các tay súng Ta-li-ban (Taliban) bắn trọng thương do công khai lên tiếng phản đối việc cấm đoán phụ nữ đi học và phá huỷ các trường học dành cho trẻ em gái ở Pa-kít-xtan.

– Ngày 12/7/2013, Ma-la-la Diu-sa-phdai đã có bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc đế kêu gọi quyền tiếp cận giáo dục cho trẻ em gái trên toàn cầu. Từ đó, Liên Hợp Quốc chọn ngày 12/7 hàng năm là Ngày Ma-la-la để kỉ niệm sự kiện này.

Ma-la-la Diu-sa-phdai

Nhà hoạt động xã hội Pakistan: Ma-la-la Diu-sa-phdai

1.1.2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

– Văn bản được in trong Những bài diễn văn đã thay đổi thế giới do Phạm Ngọc Lan dịch.

– Nhà xuất bản Quercus Luân Đôn năm 2014.

b. Thể loại:

Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới thuộc thể loại văn bản nghị luận.

c. Bố cục văn bản:

Phần 1: Từ đầu đến “quyền được đi học” – Ma-la-la đứng lên đòi sự công bằng, bình đẳng cho nữ giới

Phần 2: Tiếp đến “đều phải đối mặt” – Tầm quan trọng của cây bút và quyển sách

Phần 3: Còn lại – Đến lúc cần lên tiếng và đòi lại công bằng.

d. Tóm tắt tác phẩm

“Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới” là một câu nói được lấy cảm hứng từ cuộc đấu tranh của Ma- la- la Diu- sa- phdai- nhà đấu tranh vì quyền giáo dục cho phụ nữ. Ma- la- la đã chứng minh cho chúng ta thấy, bất kể ai và ở đâu, với một sự đam mê, quyết tâm và một tấm lòng yêu thương, ta có thể thực hiện bất cứ điều gì. Ma- la- la đã dành phần lớn cuộc đời của mình để đấu tranh cho quyền giáo dục cho phụ nữ, nhất là ở các vùng đất nghèo khó, nơi mà phụ nữ thường bị giới hạn trong quyền lợi và cơ hội của mình. Cuộc đời của Ma- la- la đã trở thành một nguồn cảm hứng cho hàng triệu người trên toàn thế giới, đặc biệt là các em nhỏ. Cô đã thể hiện cho chúng ta thấy, không có gì là không thể nếu ta có đủ quyết tâm và nỗ lực. Một cây bút và một quyển sách có thể làm thay đổi thế giới, đó là sức mạnh của những lời nói và hành động của một con người. Và Ma- la- la đã trở thành một biểu tượng cho tinh thần đó, khơi gợi hy vọng và khát khao cho một thế giới bình đẳng hơn cho mọi người.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng

* Luận điểm 1: Nêu lí do và khẳng định quyền lợi

– “Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình”. 

– “Tôi cất tiếng – không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói.” 

– … 

* Luận điểm 2: Đưa ra các nguyên nhân nhằm thuyết phục người đọc, người nghe

– “Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhận của tệ lạm dụng lao động trẻ em.” 

– “Ở Nigeria, nhiều trường học bị tàn phá.” 

– Người dân ở Áp-ga-nít-xtan suốt nhiều thập kỉ qua đã phải chịu thiệt thòi vì những rào cản của chủ nghĩa cực đoan.

– …

* Luận điểm 3: Lời kêu gọi

– “Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới rằng tất cả các thỏa thuận hòa bình phải hướng đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em […]

– “Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả các trẻ em trên toàn thế giới. 

– …. 

Ma-la-la phát biểu trước Đại hội đồng Giới trẻ Liên hợp quốc

Ma-la-la phát biểu trước Đại hội đồng Giới trẻ Liên hợp quốc

1.2.2. Mục đích và thái độ của tác giả

Mục đích: Văn bản viết ra nhằm đòi quyền lợi được đi học của các bé gái, quyền được sống trong một đất nước hòa bình và bình đẳng.

Thái độ: Tác giả đã bày tỏ thái độ quyết liệt, mạnh mẽ cùng sự đồng cảm giữa con người với người làm nổi bật ý chí và mục đích của văn bản.

* Ý nghĩa các yếu tố tự sự, miêu tả được nêu trong văn bản:

– Tái hiện rõ nét đời sống, thực trạng của con người đang khốn khó và khổ cực như thế nào trong hiện tại. 

– Làm nổi bật các luận điểm, luận cứ giúp người đọc, người nghe dễ dàng nắm bắt. 

– Giúp cho văn bản trở nên hấp dẫn và thu hút người đọc, người nghe. 

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Qua tác phẩm, người đọc có thêm những thông tin, hiểu biết về Ma- la- la Diu- sa- phdai (một nhà đấu tranh vì quyền giáo dục cho phụ nữ nổi tiếng ở Pakistan). Qua đó, chúng ta trân quý và tự hào về cô gái này hơn. Đồng thời qua tác phẩm, nhà văn muốn kêu gọi mọi người hãy dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền công bằng giáo dục cho phụ nữ và trẻ em.

1.3.2. Về nghệ thuật

– Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

– Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.

– Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

– Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề…