1.1. Khái niệm động cơ đốt trong
Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt. |
– Quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học xảy ra trong xi lanh của động cơ.
– Sự giãn nở của khí ở nhiệt độ và áp suất cao do quá trình đốt cháy tác dụng lực lên pít tông.
– Lực tác dụng lên pít tông được chuyển đổi bởi cơ cấu tay quay – con trượt.
– Chuyển động tịnh tiến của pít tông được biến đổi thành chuyển động quay của trục khuỷu động cơ.
Hình 1. Quá trình chuyển hoá năng lượng trong động cơ đốt trong
1.2. Phân loại động cơ đốt trong
Có nhiều loại động cơ, động cơ pít tông chuyển động tịnh tiến là loại phổ biến nhất và có thể phân loại dựa trên nhiên liệu sử dụng, số hành trình của pít tông trong một chu trình công tác và cách bố trí xi lanh của động cơ. |
– Đối với nhiên liệu sử dụng, động cơ pít tông có thể được phân thành động cơ xăng, động cơ Diesel, động cơ gas.
– Theo số hành trình của pít tông trong một chu trình công tác, động cơ pít tông được chia thành động cơ 4 kì và động cơ 2 kì.
– Theo cách bố trí xi lanh của động cơ, động cơ pít tông được phân thành động cơ thẳng hàng, động cơ chữ V và động cơ hình sao.
Hình 2. Một số cách bố trí xi lanh của động cơ đốt trong
1.3. Cấu tạo chung của động cơ đốt trong
– Cấu tạo động cơ đốt trong bao gồm 2 cơ cấu và các hệ thống chính gồm:
+ Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
+ Cơ cấu phối khí
+ Thân máy, nắp máy
+ Hệ thống bôi trơn
+ Hệ thống làm mát
+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí
+ Hệ thống đánh lửa (riêng cho động cơ xăng)
+ Hệ thống khởi động
+ Hệ thống xử lí khí thải.
Hình 3. Sơ đồ cầu tạo động cơ đốt trong kiểu pít tông