Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 10: Thực hành chế biến, bảo quản thức ăn cho vật nuôi

1.1. Chế biến thức ăn giàu tinh bột bằng phương pháp lên men

1.1.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ

a) Nguyên liệu

Sản phẩm trồng trọt giàu tinh bột đã được nghiền nhỏ như bột ngô (bắp), bột khoai, bột sắn,…

Chế phẩm vi sinh lên men tinh bột (men rượu), nước sạch….

b) Dụng cụ

Xô nhựa có nắp, màng nylon, chày sử, cối sử, cân.

1.1.2. Các bước tiến hành

– Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

– Bước 2: Chuẩn bị chế phẩm vi sinh

– Bước 3: Phối trộn 

– Bước 4: Làm ẩm

– Bước 5: Ủ

– Bước 6: Đánh giá sản phẩm

1.1.3. Thực hành

Học sinh thực hành theo các bước ở mục 2, có thể thực hành theo nhóm, mỗi nhóm ủ khoảng 1 kg nguyên liệu theo quy trình.

1.1.4. Đánh giá kết quả

Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và đánh giá kết quả thực hành của nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên.

Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.

1.2. Chế biến và bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua

1.2.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ

a) Nguyên liệu

Các loại thức ăn thô, xanh của trâu, bỏ như các loại cỏ chăn nuôi (cỏ voi, cỏ VA06), cây ngô sau thu hoạch, cây lạc, ngọn lá sắn…

Bột ngô hoặc bột cám gạo, muối ăn.

Chế phẩm vi sinh, nước sạch,…

b) Dụng cụ

Túi ủ nylon hoặc xô nhựa có nắp.

Các dụng cụ cần thiết khác như dao, thớt hoặc máy thái thức ăn dùng để cắt ngắn thức ăn.

1.2.2. Các bước tiến hành

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Bước 2: Cân và phối trộn nguyên liệu

– Bước 3: Ủ

– Bước 4: Sử dụng và bảo quản

1.2.3. Thực hành

Học sinh thực hành theo các bước ở mục 2, có thể thực hành theo nhóm, mỗi nhóm ủ khoảng 1 kg nguyên liệu.

1.2.4. Đánh giá kết quả thực hành

Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm minh và đánh giá kết quả thực hành của nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên.

Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.