Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Công nghệ 11 Kết nối tri thức: Tổng kết Chương 2 Công nghệ giống vật nuôi

1.1. Khái niệm, vai trò của giống trong chăn nuôi

1.1.1. Khái niệm 

– Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, có ngoại hình và cấu trúc di truyền giống nhau, được hình thành và phát triển do tác động của con người.

– Giống vật nuôi có thể phân loại theo nguồn gốc (giống nội, giống nhập nội), mức độ hoàn thiện (giống nguyên thuỷ, giống quá độ, giống gây thành) và mục đích khai thác (giống chuyên dụng, giống kiêm dụng).

1.1.2. Vai trò

– Quyết định đến năng suất chăn nuôi

– Quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi

+ Giống vật nuôi quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa,…) 

+ Giống ảnh hưởng đến khả năng thích nghi và hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi.

1.2. Chọn giống và nhân giống vật nuôi

1.2.1. Chọn giống

a. Khái niệm

– Chọn giống vật nuôi là lựa chọn và giữ lại làm giống những cá thể mang đặc tính tốt, phù hợp với mục đích của chăn nuôi và mong muốn của người chọn giống.

– Mục đích của chọn giống là duy trì và nâng cao những đặc điểm tốt của giống vật nuôi qua mỗi thế hệ.

b. Các chỉ tiêu cơ bản để chọn giống vật nuôi

– Ngoại hình:

– Thể chất

– Sinh trưởng, phát dục

– Khả năng sản xuất

c. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi

* Chọn lọc hàng loạt

– Khái niệm

+ Chọn lọc hàng loạt dựa vào ngoại hình và khả năng sản xuất của đàn vật nuôi để chọn ra những cá thể tốt nhất.

+ Áp dụng khi cần chọn lọc nhiều cá thể vật nuôi để làm giống trong một thời gian ngắn.

– Các bước tiến hành

+ Bước 1: Xác định chỉ tiêu chọn lọc

+ Bước 2: Chọn những cá thể đạt tiêu chuẩn (thế hệ 1)

+ Bước 3: Đánh giá hiệ quả chọn lọc.

– Ưu điểm và nhược điểm

+ Ưu điểm: Dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém.

+ Nhược điểm: Hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định do chỉ căn cứ vào kiểu hình, chưa biết được kiểu gene.

* Chọn lọc cá thể

– Khái niệmChọn lọc cá thể là chọn ra một hay vài cá thể phù hợp với mục tiêu đặt ra của giống (thường là đực giống).

– Các bước tiến hành

+ Bước 1: Chọn lọc tổ tiên

+ Bước 2: Chọn lọc bản thân (kiểm tra năng suất bản thân)

+ Bước 3: Chọn lọc đời sau (kiểm tra đời sau) 

– Ưu điểm và nhược điểm

+ Ưu điểm: hiệu quả cao, giống đồng đều, năng suất ổn định, sử dụng lâu dài.

+ Nhược điểm: tốn thời gian, yêu cầu cơ sở vật chất và kĩ thuật cao.

1.2.2. Nhân giống

a. Khái niệm giống thuần chủng

Giống thuần chủng (giống thuần): có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định.

Nhân giống thuần chủng: giao phối giữa con đực và con cái cùng giống để thiết lập và duy trì tính trạng ổn định.

b. Mục đích của nhân giống thuần chủng

– Bảo tồn và nhân giống giống vật nuôi quý hiếm như lợn Ỉ, lợn cỏ, lợn Mẹo, gà Hồ, gà Tre, gà H’Mông để duy trì và phát triển giống.

– Nhân giống thuần chủng để tăng số lượng vật nuôi cho các chương trình lai tạo, ví dụ như nhân giống lợn Móng Cái để tạo đàn nái nền cho phối với lợn đực giống ngoại trong chương trình “nạc hoa đàn lợn”.

– Phát triển số lượng và củng cố đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành.

1.2.3. Lai giống

a. Khái niệm

– Lai giống là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau.

– Mục đích của lai giống là bổ sung các tính trạng tốt và khai thác ưu thế lai ở đời con.

b. Một số phương pháp lai

– Lai kinh tế

+ Lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao.

+ Con lai dùng vào mục đích thương phẩm, không để làm giống.

+ Có thể phân ra thành lại kinh tế đơn giản hoặc lai kinh tế phức tạp.

– Lai cải tạo

+ Lai cải tạo là phương pháp dùng một giống (giống đi cải tạo) để cải tạo một giống khác (giống cần cải tạo) khi giống này không đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

+ Phương pháp này áp dụng để cải tạo các giống địa phương có tầm vóc nhỏ, khả năng sản xuất thấp.

+ Giống mới mang đặc tính tốt về khả năng sản xuất của giống cao sản nhưng vẫn giữ được các đặc tính tốt của giống địa phương.

– Lai xa (lai khác loài)

+ Lai xa là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loài khác nhau giao phối để tạo con lai ưu thế.

+ Con lai thường không thể sinh sản do khác biệt về nhiễm sắc thể giữa hai loài.

1.3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn lọc và nhân giống vật nuôi.

1.3.1. Công nghệ cấy truyền phôi

Hình. Sơ đồ các bước trong công nghệ cấy truyền phôi ở bò

– Ý nghĩa của công nghệ cấy truyền phôi:

+ Khai thác tiềm năng di truyền của vật nuôi cao sản và vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn.

+ Nâng cao năng suất sinh sản và thay đổi chất lượng đàn giống.

+ Thuận tiện trong việc vận chuyển, trao đổi con giống giữa các địa phương và quốc gia.

1.3.2. Thụ tinh trong ống nghiệm

Bước thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm ở vật nuôi:

– Ý nghĩa của thụ tinh trong ống nghiệm:

+ Tạo nhiều phôi

+ Phổ biến nhanh đặc tính tốt của cá thể, giống

+ Rút ngắn khoảng cách thế hệ

+ Cơ sở cho công nghệ cấy truyền nhân và cấy chuyển gene.

1.3.3. Xác định giới tính của phôi

– Các bước xác định giới tính phôi ở vật nuôi

– Ý nghĩa: Xác định giới tính trước khi cấy giúp tăng hiệu quả cấy truyền phôi.

1.3.4. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống vật nuôi

– Chỉ thị phân tử là đoạn DNA ngắn quy định một tính trạng của vật nuôi.

– Chỉ thị phân tử được sử dụng trong việc chọn tạo giống để di truyền qua các thế hệ.

– Kĩ thuật khuếch đại gene, giải trình tự gene, phản ứng cắt enzyme giới hạn được sử dụng để xác định chỉ thị phân tử.

– Chỉ thị phân tử giúp rút ngắn thời gian, giảm chi phí và công lao động trong chọn tạo giống.

– Ở Việt Nam, chỉ thị phân tử đã chọn tạo thành công dòng lợn, gà, bò có các tính trạng khác nhau.