1.1. Khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Để hỗ trợ làm việc với CSDL, đã có hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database management Systems – hệ QTCSDL) với các chức năng sau:
a. Nhóm chức năng định nghĩa dữ liệu
– Khai báo và quản trị nhiều CSDL.
– Tạo lập, sửa đổi kiến trúc trong mỗi CSDL.
– Cài đặt ràng buộc toàn vẹn dữ liệu.
b. Nhóm chức năng cập nhật và truy xuất dữ liệu
– Chức năng cập nhật dữ liệu: Thêm, xoá, sửa dữ liệu.
– Chức năng truy xuất dữ liệu: Truy xuất dữ liệu theo nhiều tiêu chí khác nhau.
c. Nhóm chức năng bảo mật, an toàn CSDL- Kiểm soát quyền truy cập dữ liệu.
– Kiểm soát các giao dịch để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu.
– Sao lưu dự phòng và khôi phục dữ liệu.
d. Nhóm chức năng giao diện lập trình ứng dụng
– Cung cấp phương thức và công cụ để gửi truy vấn đến CSDL từ ứng dụng được phát triển.
– Các chức năng của hệ QTCSDL được xây dựng tổng quát, không phụ thuộc vào CSDL và ứng dụng cụ thể.
– Các hệ QTCSDL phổ biến bao gồm Oracle, MySQL, SQL Server, DB2, PostGreSQL, SQLIte.
– Microsoft Access cũng được sử dụng, nhưng có nhiều hạn chế về hiệu suất và không thích hợp cho các ứng dụng trực tuyến phức tạp.
1.2. Hệ cơ sở dữ liệu
– Các hệ QTCSDL nhiều người dùng thường được xây dựng theo mô hình hai thành phần.
– Phần “chủ” thực hiện tính toán và xử lý dữ liệu, phần “khách” tổ chức giao diện tương tác với người dùng, kết nối với phần “chủ” và gửi yêu cầu tính toán xử lý dữ liệu.
– Hai thành phần này luôn được cung cấp trong một gói cài đặt hệ QTCSDL, và phần “chủ” thường được gọi là hệ QTCSDL.
Phần mềm khách và hệ QTCSDL cài đặt trên cùng một máy tính
Hệ QTCSDL và phần mềm khách cài đặt trên các máy tính khác nhau
– Các hệ QTCSDL cung cấp công cụ để người dùng viết phần mềm khách chuyên biệt theo nhu cầu, gọi là phần mềm ứng dụng CSDL.
– Phần mềm ứng dụng CSDL là phần mềm tương tác với hệ QTCSDL để hỗ trợ người dùng khai thác thông tin từ CSDL.
– Có nhiều phần mềm ứng dụng CSDL được xây dựng với các mục tiêu yêu cầu khác nhau.
– Các ứng dụng mua bán trực tuyến, đặt xe công nghệ, thanh toán điện tử là các phần mềm ứng dụng CSDL của một hệ thống CSDL.
– Ví dụ phần mềm ứng dụng CSDL tra cứu điểm thi có giao diện đơn giản và kết nối với hệ QTCSDL quản lý điểm thi để hiển thị kết quả tra cứu cho người dùng.
Hệ cơ sở dữ liệu
1.3. Hệ cơ sở dữ liệu tập trung và phân tán
a. Hệ CSDL tập trung
– Hệ CSDL tập trung trên một máy tính được gọi là hệ cơ sở dữ liệu tập trung.
– Hệ CSDL tập trung bao gồm cả các CSDL một người dùng trên một máy như các CSDL của Microsoft Access.
– Người dùng vừa là người thiết kế, tạo lập và bảo trì CSDL, vừa là người viết phần mềm ứng dụng CSDL, vừa là người dùng đầu cuối để khai thác thông tin theo mục tiêu đã đặt ra.
Hệ CSDL tập trung
b. Hệ CSDL phân tán
– Tổ chức có nhiều đơn vị phân tán về mặt địa lý có thể chọn giải pháp tổ chức hệ CSDL phân tán.
– Hệ CSDL phân tán cho phép truy cập dữ liệu được lưu trữ ở nhiều máy tính khác nhau của mạng máy tính.
– Cơ sở dữ liệu phân tán là tập hợp dữ liệu được phân tán trên các trạm khác nhau của một mạng máy tính.
– Mỗi trạm lưu trữ một CSDL cục bộ và thực hiện ứng dụng cục bộ.
– Mỗi trạm tham gia vào ứng dụng toàn cục còn gọi là ứng dụng phân tán, sử dụng dữ liệu của ít nhất hai trạm để cho ra kết quả cuối cùng.
– Các chương trình ứng dụng, hệ quản trị CSDL và CSDL của mỗi trạm hình thành hệ CSDL phân tán.
Hệ cơ sở dữ liệu phân tán
– Hệ CSDL phân tán phức tạp và đắt đỏ hơn so với hệ CSDL tập trung, tuy nhiên, nó có ưu điểm là dễ dàng mở rộng và bổ sung thêm trạm dữ liệu vào hệ thống cũng như nâng cao tính sẵn sàng và độ tin cậy nhờ sao lưu dữ liệu ở các trạm khác nhau, giảm thiểu mất mát dữ liệu khi trạm dữ liệu gặp sự cố.
– Các tổ chức lớn sử dụng hệ CSDL phân tán để tối ưu hóa tốc độ, giảm tải đường truyền, ví dụ như Facebook, Google, Amazon.
– Mô hình máy chủ tệp là hệ CSDL tập trung nhưng xử lí dữ liệu phân tán, trong đó toàn bộ CSDL và phần mềm được đặt trên máy chủ tệp và các máy trạm chỉ xử lí dữ liệu được chuyển qua mạng.