Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 31: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi

1.1. Tình hình phát triển kinh tế

– Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi (cùng với Ni-giê-ri-a và Ai Cập), là quốc gia duy nhất ở châu Phi thuộc thành viên của G20 (năm 2020).

– Là quốc gia có trình độ khoa học – công nghệ phát triển nhất châu Phi, có cơ sở hạ tầng hiện đại hỗ trợ cho các ngành kinh tế.

– Thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, … Tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ ba châu Phi (sau Ai Cập và Cộng hòa Công-gô).

1.2. Các ngành kinh tế

1.2.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

a) Nông nghiệp

– Đóng góp 2,5% vào GDP (năm 2020), nhưng có vai trò quan trọng để giải quyết việc làm cho dân cư ở khu vực nông thôn; Tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhờ xuất khẩu các mặt hàng nông sản; Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

– Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/5 diện tích đất nông nghiệp. Các cây trồng quan trọng là ngô, đậu tương, lúa mì, mía, hướng dương, cây ăn quả các loại.

– Chăn nuôi quảng canh chiếm 4/5 diện tích đất nông nghiệp. Các vật nuôi phổ biến là bỏ, cửu, dê, lợn, ….

Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Cộng hoà Nam Phi năm 2020

Hình 1. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Cộng hoà Nam Phi năm 2020

– Nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi có sự phân hóa theo vùng:

+ Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp tập trung chủ yếu ở những khu vực có tài nguyên đất và nguồn nước thuận lợi như vùng ven biển đông nam và phía nam, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả;

 

b) Lâm nghiệp

– Là ngành có ý nghĩa quan trọng đối với Cộng hòa Nam Phi.

– Mặc dù chỉ đóng góp 0,6% vào GDP (năm 2020) nhưng đây là ngành cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành khác như: sản xuất giấy, bột giấy; đặc biệt, lâm nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo sử dụng bên vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

– Rừng trồng của Nam Phi có thể cung cấp hằng năm từ 15 đến 18 triệu m3 gỗ. Mô hình đồn điền trồng cây lấy gỗ đang ngày càng được đầu tư, phát triển cho năng suất cao.

 

c) Thuỷ sản

– Ngành thuỷ sản chưa thực sự phát triển, mới chỉ đóng góp khoảng 0,1% vào GDP (năm 2020).

+ Sản lượng thuỷ sản khai thác ngày càng tăng, năm 2020 đạt 602,7 nghìn tấn.

+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có xu hướng tăng lên song còn thấp, đạt 9,7 nghìn tấn (năm 2020).

– Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được chú trọng theo hướng phát triển bền vững.

1.2.2. Công nghiệp

– Là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.

– Mặc dù tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

– Công nghiệp khai thác khoáng sản:

+ Là ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra nguồn việc làm cho 451,4 nghìn người (năm 2020) và đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế.

+ Cộng hòa Nam Phi là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về bạch kim, vàng và crôm.

+ Công nghiệp khai thác khoáng sản tập trung ở khu vực nội địa.

Bản đồ phân bố công nghiệp Cộng hoà Nam Phi năm 2020

Hình 2. Bản đồ phân bố công nghiệp Cộng hoà Nam Phi năm 2020

– Một số ngành công nghiệp quan trọng khác của Cộng hòa Nam Phi là: sản xuất ô tô, luyện kim, dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản.

– Các trung tâm công nghiệp chính là: Kếp tao, Giô-han-ne-xbua, Po Ê-li-da-bét, Đông Luân Đôn và Đuốc-ban.

1.2.3. Dịch vụ

– Là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nam Phi, chiếm 64,6% GDP và sử dụng 72,4% lực lượng lao động (năm 2020).

– Các ngành dịch vụ nổi bật là: ngoại thương, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng và du lịch.

+ Ngoại thương: Các sản phẩm xuất khẩu chính là quặng kim loại (bạch kim, quặng sắt, than đá, vàng, kim cương) và nông sản. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, hóa chất, sản phẩm xăng dầu, thực phẩm và dược phẩm.

Bảng. Trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Cộng hoà Nam Phi giai đoạn 2000 – 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

Trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Cộng hoà Nam Phi giai đoạn 2000 – 2020

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)

+ Giao thông vận tải: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khá phát triển với đầy đủ các loại hình giao thông. Tuy nhiên, một số vùng cơ sở hạ tăng giao thông còn hạn chế.

+ Tài chính ngân hàng: Hệ thống tài chính phát triển với sàn giao dịch chứng khoán nằm trong nhóm 20 quốc gia hàng đầu thế giới về giá trị vốn hoá thị trường. Hệ thống ngân hàng được phát triển tốt và quản lí hiệu quả. Nhiều ngân hàng và tổ chức đầu tư nước ngoài đã thành lập chi nhánh tại Cộng hòa Nam Phi.

+ Du lịch: Là một trong những ngành mũi nhọn, đóng góp lớn cho nền kinh tế đất nước. Năm 2019, Cộng hòa Nam Phi thu hút được 10,2 triệu khách du lịch quốc tế (thứ hai ở châu Phi) với doanh thu du lịch từ khách quốc tế đạt 8,4 tỉ USD.

Khung cảnh hùng vĩ tại Núi Bàn

Hình 3. Khung cảnh hùng vĩ tại Núi Bàn