1.1. Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN
1.1.1. Mục tiêu
– Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.
+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,…).
+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.
– Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”.
Hình 1. Trụ sở của ASEAN tại Gia-các-ta, In-đô-nê-xi-a
1.1.2. Cơ chế hoạt động
Nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của ASEAN là: không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận.
Bảng 13.1. Các cơ quan của ASEAN
1.2. Một số hợp tác của ASEAN
1.2.1. Hợp tác về kinh tế
– Mục đích: Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân cư – xã hội để phát triển kinh tế; Xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực phát triển năng động.
– Một số hoạt động hợp tác:
+ Hợp tác kinh tế nội khối: Khu vực thương mại tự do (AFTA) được thành lập vào năm 1992, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) được kí năm 2009, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra đời tại Cuala Lămpơ (Malaixia) năm 2015, Thành lập các khu kinh tế đặc biệt (SEZ), …
+ Hợp tác kinh tế giữa ASEAN và các quốc gia, khu vực trên thế giới: Triển khai nhiều hình thức liên kết kinh tế, thương mại với nhiều đối tác lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ; Thành lập các quỹ hợp tác khu vực và quốc tế.
1.2.2. Hợp tác về văn hóa, y tế
– Văn hoá: Xây dựng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC), hợp tác trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học, …
– Giáo dục: Hình thành tổ chức mạng lưới các trường Đại học ASEAN (AUN), tổ chức các Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (SEAMEO), …
– Y tế: Thành lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực (RRMS), Quỹ ASEAN ứng phó OOVID-19, ….
– Thể thao: SEA Games, ASEAN Paragames, ….
Hình 2. Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) 31 được tổ chức tại Việt Nam
1.3. Thành tựu và thách thức
Bảng 13.2. Thành tựu và thách thức của ASEAN
1.4. Sự hợp tác và vai trò của Việt Nam trong ASEAN
1.4.1. Sự hợp tác của Việt Nam trong ASEAN
Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28/7/1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua:
1.4.2. Vai trò của Việt Nam
– Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.
– Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối; Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế; Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu.