1.1. Tình hình phát triển kinh tế
– Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2020. Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.
– Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.
– Cơ cấu kinh tế: hầu hết các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Hình 1. Cơ cấu GDP của In-đô-nê-xi-a và Việt Nam giai đoạn 2005 – 2020
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)
– Nguyên nhân phát triển: Các nước tận dụng được các lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động cũng như thu hút được các nguồn đầu tư bên ngoài.
1.2. Các ngành kinh tế
1.2.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
– Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng. Tuy tỉ trọng ngày càng giảm đi trong cơ cấu GDP nhưng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.
– Ngành này vừa đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho số dân đông, vừa tạo ra các mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước.
– Một số quốc gia đang đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
– Sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản:
1.2.2. Công nghiệp
– Tình hình phát triển: Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nến kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á: thúc đẩy chuyển dịch cơ cẩu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá; tạo nhiều việc làm; tăng nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu.
Hình 2. Sản xuất sản phẩm điện tử ở Việt Nam
– Một số ngành công nghiệp quan trọng:
+ Công nghiệp cơ khí chế tạo: Được coi là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh của khu vực; Công nghiệp cơ khí chế tạo là thế mạnh của Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo và Việt Nam.
+ Công nghiệp điện tử – tin học: Đang trở thành ngành mũi nhọn của nhiều nước trong khu vực, như: Xingapo, Thái Lan, Malaixia, Việt Nam, …; Ngành này phát triển dựa trên tiềm năng về nguồn lao động trẻ, có trình độ kĩ thuật và thu hút đầu tư nước ngoài, …
+ Công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Được phát triển dựa trên thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thị trường tiêu thụ lớn và nguồn lao động dồi dào. Đây là các ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Phân bố ở tất cả các quốc gia trong khu vực, nhất là các nước đông dân như Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam và Philíppin.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản: Là ngành công nghiệp quan trọng của nhiều nước trong khu vực. Khai thác thiếc trong khu vực chiếm hơn một nửa sản lượng thế giới, phát triển ở Malaixia, Inđônêxia, Mianma, Thái Lan. Khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên phát triển mạnh ở Brunây, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam.
1.2.3. Dịch vụ
a) Thương mại
b) Giao thông vận tải
– Giao thông vận tải được chú ý phát triển và hiện đại hóa nhằm phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân mỗi nước và tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
– Giao thông đường bộ được đầu tư, hiện đại hoá mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng nhanh. Đường sắt khá phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Giao thông đường biển đóng vai trò quan trọng. Giao thông hàng không đang phát triển.
c) Tài chính ngân hàng
– Tài chính ngân hàng của hầu hết các quốc gia trong khu vực đang trong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới. Ngành này dẫn trở thành động lực thúc đẩy kinh tế các nước trong khu vực.
– Những thuận lợi về nguồn lao động và thị trường quy mô lớn đang thúc đẩy sự phát triển nhanh và đa dạng của ngành.
– Các trung tâm tài chính lớn trong khu vực là Xingapo, Cuala Lămpơ, Băng Cốc, Giacácta, Thành phố Hồ Chí Minh,…
d) Du lịch
– Du lịch có vai trò ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á. Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng. Năm 2019, ngành du lịch đóng góp hơn 393 tỉ USD vào GDP của khu vực.
– Các quốc gia có ngành du lịch phát triển mạnh là: Thái Lan, Việt Nam, Inđônêxia, Xingapo,…
– Một số điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực là: Đền Ăngco Vát (Campuchia), vịnh Hạ Long (Việt Nam), Bali (Inđônêxia), Bagan (Mianma), Cuala Lămpơ (Malaixia), Băng Cốc (Thái Lan), …
Hình 3. Vịnh Hạ Long (Việt Nam)