1.1. Nội dung
Viết báo cáo tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức.
1.2. Nguồn tư liệu
– Thông tin thu thập trên internet về sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức.
– Sách, báo, tạp chí, … có nội dung liên quan.
1.3. Gợi ý cấu trúc báo cáo
CÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC 1.Khái quát chung Khái quát về ngành công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức (vai trò, vị thế của ngành công nghiệp). 2. Sự phát triển công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức – Các điều kiện phát triển ngành công nghiệp. – Hiện trạng phát triển: giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu, các ngành nổi bật và phân bố sản xuất ngành công nghiệp. – Hướng phát triển. |
1.4. Thông tin tham khảo
Bảng. Quy mô và tỉ lệ đóng góp của giá trị sản xuất công nghiệp Cộng hoà Liên bang Đức giai đoạn 2000 – 2021
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)
– Công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 30% GDP và sử dụng khoảng 24% lực lượng lao động của Cộng hòa Liên bang Đức.
– Cộng hòa Liên bang Đức nổi bật về công nghiệp cơ khí chế tạo (sản xuất ô tô, máy móc, …), điện tử – tin học và hoá chất.
– Công nghiệp cơ khí chế tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngành công nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức. Năm 2021, giá trị sản xuất của ngành này là 260 tỉ Ơrô, đóng góp đáng kể vào GDP đất nước. Trong đó, 81% máy móc được xuất khẩu.
– Công nghiệp điện tử – tin học có vai trò quan trọng trong nền kinh tế 4.0, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, đóng góp khoảng 3% GDP và khoảng 10% tổng trị giá xuất khẩu của Cộng hòa Liên bang Đức.
1.5. Thu hoạch
CÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
Khái quát chung:
– Nền công nghiệp Đức đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Đức.
– Các ngành công nghiệp của Đức cũng đóng góp lớn vào GDP ngành công nghiệp của EU. Theo số liệu công bố của Tổ chức Ngân hàng Thế giới, năm 2021, công nghiệp của Đức chiếm khoảng 28.6% GDP toàn ngành công nghiệp của EU.
Sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức
* Điều kiện phát triển:
– Cộng hòa Liên bang Đức có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, như: than đá khoảng 230 – 240 tỷ tấn, than nâu có trữ lượng 80 tỷ tấn, 95% trữ lượng than tập trung ở vùng Rua; Đức có nhiều muối mỏ và muối kali ở miền Đông và miền Trung với trữ luợng lớn; ngoài ra, còn có mỏ quặng sắt trữ lượng 2 tỷ tấn, hàm lượng quặng thấp, phân bố nhiều ở vùng núi Hác và hữu ngạn sông Ranh; trữ lượng các mỏ dầu của Đức không lớn, phân bố ở hạ lưu sông Anlơ, miền Tây Bắc, miền Bắc và miền Nam,…
– Lực lượng lao động ở Đức dồi dào, có tay nghề và trình độ kĩ thuật cao.
– Chính phủ Đức ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế phù hợp.
* Hiện trạnh phát triển:
– Năm 2021, ngành công nghiệp chiếm khoảng 26.6% GDP và sử dụng khoảng 24% lực lượng lao động của Cộng hòa Liên bang Đức.
– Ngành công nghiệp của Đức có tính chuyên môn hóa cao, công nghệ hiện đại, phát triển và chế tạo được nhiều sản phẩm tinh vi, phức tạp, đặc biệt là các thiết bị công nghệ mới.
– Các lĩnh vực công nghiệp thế mạnh của Đức bao gồm: sản xuất và chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, ô tô, máy móc cơ khí, thiết bị điện tử, hóa chất, dược phẩm. Đây cũng là những sản phẩm mà Đức có xuất khẩu nhiều ra thế giới. Đa số các sản phẩm xuất khẩu từ Đức được đánh giá có chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã và chủng loại…
+ Ngành sản xuất ô tô cũng đạt được những thành tựu ấn tượng: năm 2021, Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia sản xuất ô tô đứng thứ 4 thế giới; trung bình từ 3,5 – 4,0 triệu chiếc/năm; chiếm 90% lượng ô tô xuất khẩu hạng sang trên thế giới.
+ Công nghiệp cơ khí chế tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngành công nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức. Năm 2021, giá trị sản xuất của ngành này là 260 tỉ Ơrô, đóng góp đáng kể vào GDP đất nước. Trong đó, 81% máy móc được xuất khẩu.
+ Công nghiệp điện tử – tin học có vai trò quan trọng trong nền kinh tế 4.0, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, đóng góp khoảng 3% GDP và khoảng 10% tổng trị giá xuất khẩu của Cộng hòa Liên bang Đức.
– Các trung tâm công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ. Một số trung tâm công nghiệp lớn là: Cô-lô-nhơ; Phran-phuốc; Muy-ních; Xtút-gát; Béc-lin, …