1.1. Một số tổ chức quốc tế và khu vực
Hình 1. Logo một số tổ chức quốc tế và khu vực
1.1.1. Liên hợp quốc (The United Nations – UN)
– Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1945 với tôn chỉ hoạt động là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.
– Đến năm 2021, Liên hợp quốc có 193 thành viên. Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc từ năm 1977.
1.1.2. Tổ chức Thương mại Thế giới (The World Trade Organization – WTO)
– WTO được thành lập và hoạt động từ năm 1995 với tôn chỉ hoạt động là thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
– Đến năm 2021, WTO có 164 thành viên. Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này từ năm 2007.
1.1.3. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
– IMF được thành lập năm 1944 với tôn chỉ hoạt động là thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm, tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo trên toàn thế giới.
– Đến năm 2021, IMF có 190 thành viên. Việt Nam là thành viên của tổ chức này từ năm 1976.
1.1.4. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
– APEC được thành lập năm 1989 với tôn chỉ là thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
– APEC gồm có 21 nền kinh tế thành viên. Việt Nam là thành viên của tổ chức này từ năm 1998.
* Mục tiêu hoạt động của một số tổ chức quốc tế và khu vực
1.2. An ninh toàn cầu và bảo vệ hòa bình trên thế giới
1.2.1. Một số vấn đề an ninh toàn cầu
– An ninh toàn cầu chính là trạng thái bình yên, ổn định và hòa bình của toàn thế giới. Nhân tố quan trọng để bảo đảm an ninh toàn cầu chính là đảm bảo an ninh con người.
– An ninh toàn cầu có thể chia thành hai loại là an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
+ An ninh truyền thống: là khái niệm đã có từ lâu, liên quan chủ yếu đến an ninh chính trị và quân sự như khủng bố, xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ,…
+ An ninh phi truyền thống: là khái niệm mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây, liên quan đến các vấn đề như an ninh kinh tế, lương thực, năng lượng, nguồn nước, …. Cùng với quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, an ninh phi truyền thống trở thành vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước cần chung tay giải quyết.
* Một số vấn đề an ninh toàn cầu
1.2.2. Sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình trên thế giới
– Hòa bình chính là sự bình yên, tự do, hạnh phúc giữa con người và các quốc gia với nhau. Hiện nay, trên thế giới vẫn tồn tại nhiều vấn đề đe dọa hòa bình thế giới như: chiến tranh, xung đột vũ trang, nội chiến, tranh chấp biên giới lãnh thổ, đói nghèo, biến đổi khí hậu, …
– Một số giải pháp để bảo vệ hoà bình:
+ Các nước cần tăng cường đối thoại và hợp tác để giải quyết mâu thuẫn và xung đột trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, quyền tự chủ và trách nhiệm chủ đạo của mỗi quốc gia.
+ Các tổ chức quốc tế cũng cần gia tăng vai trò trong việc thúc đẩy và gìn giữ hòa bình trên thế giới.