Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

1.1. Đặc điểm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển

1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

– Tốc độ sinh trưởng và phát triển không đồng đều trong thời gian.

1.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

– Giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhanh hoặc chậm tùy từng giai đoạn.

– Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các phần khác nhau của cơ thể không giống nhau.

– Ví dụ: Ở người, giai đoạn từ khi sinh ra đến trước tuổi dậy thì chủ yếu sinh trưởng.

Giai đoạn phôi thai ở người

Hình 1. Giai đoạn phôi thai ở người

1.2. Các hình thức phát triển

– Phát triển không qua biến thái: là quá trình phát triển trong đó con non mới nở từ trứng ra hoặc mới sinh ra đã có cấu tạo tương tự người trưởng thành.

– Phát triển qua biến thái:

+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn: là quá trình phát triển mà ấu trùng có hình thái và cấu tạo rất khác với con trưởng thành.

+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn: là quá trình phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

Phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm (a) và không hoàn toàn ở châu chấu (b))

Hình 2. Phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm (a) và không hoàn toàn ở châu chấu (b))

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển

1.3.1. Các yếu tố bên trong

a) Di truyền

– Sinh trưởng và phát triển của mỗi loài, mỗi cá thể động vật trước tiên do yếu tố di truyền quyết định.

– Người ta đã phát hiện hệ thống gene chịu trách nhiệm điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật

b) Hormone

– Động vật có xương sống có nhiều hormone ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.

– Tuy nhiên, bốn loại hormone được coi là ảnh hưởng mạnh nhất đến sinh trưởng và phát triển là hormone sinh trưởng (GH), thyroxine, testosterone và estrogen (H 224).

1.3.2. Các yếu tố bên ngoài

– Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố trong môi trường sống như thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng, điều kiện vệ sinh,…

– Động vật sống trong nước còn chịu sự ảnh hưởng của pH, mức độ ô nhiễm của nước, ….

a) Thức ăn

– Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn đều cần cho sinh trưởng và phát triển của động vật và người. Chỉ cần thiếu hoặc không đủ số lượng một loại chất dinh dưỡng thì động vật non, trẻ em sẽ chậm lớn và có thể phát triển không binh thường.

– Ví dụ: Thiếu vitamin D gây ra bệnh còi xương và chậm lớn ở trẻ.

b) Nhiệt độ

– Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt là động vật biến nhiệt.

– Ví dụ: Cả rô phi sinh trưởng và phát triển tốt

c) Ánh sáng

Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật qua nhiều cách khác nhau.

1.4. Tuổi dậy thì

– Một số nghiên cứu của Việt Nam và thế giới cho thấy giai đoạn dậy thì thường kéo dài khoảng 5 năm, nữ dậy thì sớm hơn nam. 

– Dậy thì chủ yếu là do tác động của tăng testosterone ở nam và tăng estrogen ở nữ ở thời kì dậy thì, nam và nữ có những thay đổi rõ rệt về thể chất và tâm sinh lí . 

– Giai đoạn dậy thì đưa đến nhiều lợi ích như tăng sức mạnh thể chất, tăng năng lực trí tuệ, phát triển tính độc lập và nhân cách, nhưng cũng có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, mang thai ngoài ý muốn và mắc các tệ nạn xã hội.

1.5. Ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển vào thực tiễn cuộc sống

– Các biện pháp tác động lên tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật bao gồm: xây dựng chế độ ăn thích hợp, chọn giống nhanh sinh trưởng, cải tạo môi trường sống và xác định giai đoạn dễ bị tổn thương.

– Ví dụ về các biện pháp tiêu diệt gây hại bao gồm thả ong mắt đỏ và cá diệt muỗi.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của động vật thể hiện qua:

+ Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể không đều theo thời gian.

+ Tốc độ sinh trưởng và phát triển ở các phần khác nhau của cơ thể không giống nhau.

+ Các cơ quan, hệ cơ quan của phôi thai phát triển theo thời gian khác nhau.

+ Thời gian sinh trưởng và phát triển đạt đến kích thước tối đa là khác nhau ở các loài động vật.

Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật được chia làm hai giai đoạn chủ yếu: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

– Quá trình phát triển của động vật có thể không qua biến thái hoặc qua biến thái. Quá trình phát triển qua biến thái có thể là hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.

Các nhân tố bên trong như di truyền, hormone và các nhân tố bên ngoài như thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng, … ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật.

Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển từ thiếu niên sang thanh niên. Ở thời kì đậy thì, nam và nữ có những thay đổi về thể chất, sinh lí, tâm lí và tình cảm.