1.1. Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của sinh trường và phát triển
1.1.1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển
– Sinh trưởng là quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể.
– Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, bao gồm sự thay đổi về số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh lí.
1.1.2. Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trường và phát triển
– Dấu hiệu sinh trưởng: tăng số lượng, kích thước và khối lượng tế bào.
– Dấu hiệu phát triển: quá trình các tế bào thay đổi cấu trúc và chuyên hóa chức năng tế bào.
1.2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
– Quá trình phát triển là sự thay đổi trong chu kì sống của một cơ thể sinh vật. Quá trình này bao gồm các quá trình sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan.
– Trong quá trình phát triển, các quá trình sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời và đan xen nhau.
– Sinh vật non bắt đầu phát triển từ hợp tử và trải qua quá trình phân hoá tạo ra các cơ quan và hình dáng.
– Khi sinh vật đạt đến kích thước và khối lượng nhất định, sẽ có sự biến đổi về chất và tế bào phân hoá tạo ra cơ quan sinh sản để tiếp tục quá trình sinh sản hữu tính.
– Ví dụ: ở thực vật có hoa, phân hoá tế bào tạo ra lá mầm, thân mầm, rễ mầm và cây trưởng thành. Ở động vật, phân hoá tạo ra các cơ quan và hệ cơ quan, sau đó động vật đạt đến tuổi sinh sản và tạo ra giao tử.
Hình 1. Sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn
1.3. Vòng đời và tuổi thọ của sinh vật
1.3.1. Vòng đời
– Vòng đời là khoảng thời gian tính từ khi sinh ra đến khi chết của sinh vật, bao gồm toàn bộ quá trình phát triển từ con non đến trưởng thành và sinh sản.
– Ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn nhằm thu hiệu quả kinh tế cao nhất, chăm sóc phù hợp cho từng giai đoạn nhằm thu hiệu quả kinh tế về động vật cao nhất, đưa ra các biện pháp phòng chống, tiêu diệt động vật gây hại một cách hiệu quả.
Hình 2. Vòng đời của ếch (a) và thực vật có hoa (b)
1.3.2. Tuổi thọ
– Tuổi thọ của một sinh vật là thời gian sống của một sinh vật. Tuổi thọ trung bình của một loài sinh vật là thời gian sống trung bình của các cá thể trong loài..
– Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ:
+ Yếu tố bên trong: Yếu tố di truyền.
+ Yếu tố bên ngoài: Chế độ ăn uống lành mạnh; Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên; Lối sống lành mạnh, thái độ tích cực; Môi trường sống không bị ô nhiễm.
– Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước và khối lượng cơ thể theo thời gian. – Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm 3 quá trình: sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể. Ba quá trình này quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau và đan xen với nhau. – Vòng đời là quá trình lặp lại theo trình tự nhất định các thay đổi mà một cá thể sinh vật phải trải qua, bắt đầu từ khi được sinh ra, lớn lên và phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản, già đi rồi chết. – Tuổi thọ của sinh vật là thời gian sống (thời gian tồn tại) của một loài sinh vật hoặc con người. – Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của sinh vật và con người. |