Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9: Hô hấp ở động vật

1.1. Vai trò của hô hấp

– Hô hấp có vai trò quan trọng trong việc lấy O2 và thải CO2, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống và duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.

– Vai trò với động vật

+ Lấy O2 từ môi trường sống cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

+ Thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hoá ra môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.

1.2. Các hình thức trao đổi khí

1.2.1. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể

Động vật không có cơ quan trao đổi khí chuyên hoá như Ruột khoang, Giun dẹp, … và cả động vật có cơ quan trao đổi khí chuyên hoá như Giun đốt, ếch, v.v… đều trao đổi khí qua toàn bộ bề mặt cơ thể.

Trao đổi khí qua bể mặt cơ thể ở thủy tức và ở giun đất

Hình 1. Trao đổi khí qua bể mặt cơ thể ở thủy tức (a) và ở giun đất (b)

1.2.2. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí

– Côn trùng và một số chân khớp khác sống trên cạn trao đổi khí qua hệ thống ống khí.

– Hệ thống ống khí bao gồm các ống khí lớn phân nhánh thành các ống khí nhỏ dần và ống khí nhỏ nhất là ống khí tận: nơi trao đổi O2 và CO2 với tế bào.

Hệ thống ống khí ở côn trùng

Hình 2. Hệ thống ống khí ở côn trùng

1.2.3. Trao đổi khí qua mang

– Mang là cơ quan trao đổi khí chuyên hoá của động vật sống trong môi trường nước như Thân mềm, Chân khớp, Cá sụn, Cá xương, nòng nọc lưỡng cư. Mỗi loài có cấu trúc mang khác nhau nhưng đều có diện tích trao đổi khí lớn.

– Mỗi mang được cấu tạo từ các cung mang, sợi mang và phiến mang. Hệ thống mao mạch trên phiến mang là nơi trao đổi O2 và CO2 với dòng nước chảy qua phiến mang.

Cấu tạo mang Cá xương, hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều

Hình 3. Cấu tạo mang Cá xương (a), hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều (b)

1.2.4. Trao đổi qua phổi

– Phổi là cơ quan trao đổi khi chuyển hoá của nhiều động vật sống trên cạn như Bò sát, Chim và Thú. Lưỡng cư cũng có phổi nhưng phổi ít phế nang nên trao đổi khi diễn ra chủ yếu qua da.

– Phổi cùng với đường dẫn khí, cơ hô hấp tạo nên hệ hô hấp ở người. Phổi gồm nhiều phế nang nên bề mặt trao đổi khí rất lớn, phế nang có hệ thống mao mạch dày đặc. Máu chảy trong các mao mạch trao đổi khí O2, CO2 với dòng không khí ra, vào phế nang.

Hệ hô hấp của người, phế nang và trao đổi khí ở phế nang

Hình 4. Hệ hô hấp của người (a), phế nang và trao đổi khí ở phế nang (b)

1.3. Bệnh về hô hấp

– Bệnh hô hấp ở người có nhiều loại và có thể gây ra hậu quả xấu cho sức khoẻ, thậm chí dẫn đến tử vong.

– Bệnh có thể ở đường dẫn khí hoặc ở phổi, ví dụ như viêm mũi, viêm phế quản, ung thư khí quản, viêm phổi, lao phổi, và nhiều loại khác.

– Bệnh hô hấp có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ô nhiễm không khí và khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu.

1.4. Lợi ích của luyện tập thể dục thể thao với hô hấp

– Luyện tập thể dục, thể thao còn giúp tăng cường sự tuần hoàn của máu và oxy hóa tốt hơn, cải thiện chức năng của hệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

– Giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi và tăng khả năng chống lại các bệnh lây nhiễm. 

Hô hấp đảm bảo cho động vật lấy được O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hoá ra ngoài.

Trao đổi khí ở động vật liên quan đến diện tích bề mặt trao đổi khí và thông khí.

– Các hình thức trao đổi khí chủ yếu ở động vật: qua bề mặt cơ thể, qua cơ quan trao đổi khí chuyên hoá.

– Bệnh hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ô nhiễm không khí và khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu.

– Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp hệ hô hấp khoẻ mạnh, hoạt động hiệu quả.