Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo) – Ngữ văn 11 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

1.1. Yêu cầu

– Nêu được những thông tin chính xác, cô đọng về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời điểm sáng tác, sự đón nhận của công chúng và các nhà chuyên môn,..).

– Nói rõ lí do chọn giới thiệu tác phẩm (xét từ góc độ cá nhân hay từ ý nghĩa của hoạt động giới thiệu).

– Trình bày được cảm nhận, đánh giá của người nói về giá trị tác phẩm với những dẫn giải thuyết phục.

– Nêu được những đề xuất có ý nghĩa đối với việc hình thành và phát triển năng lực thưởng thức, cảm thụ nghệ thuật của người xem, người nghe nói chung.

1.2. Cách làm

1.2.1. Chuẩn bị nói

* Lựa chọn đề tài

– Đề tài của bài nói có thể cũng là đề tài bài viết mà bạn đã thực hiện ở bài học này.

– Những tác phẩm của nghệ thuật cách mạng, từ điện ảnh đến âm nhạc và nghệ thuật tạo hình thuộc số những đề tài nói thích hợp.

– Bên cạnh việc chú ý những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, bạn hoàn toàn có thể chọn giới thiệu một tác phẩm còn bị “khuất lấp”, chưa được nhiều người tiếp cận.

 

* Tìm ý và sắp xếp ý

– Nếu tiếp tục chọn giới thiệu về tác phẩm nghệ thuật đã được bàn tới trong bài viết trước đó, cần rút gọn bài viết thành một dàn ý, đánh dấu những ý cơ bản sẽ trình bày.

– Nếu chọn giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật khác, cần xây dựng hệ thống ý nhằm làm rõ các thông tin:

+ Tên tác phẩm; tác giả;

+ Nơi có thể xem, nghe tác phẩm;

+ Điểm đặc sắc của tác phẩm về nội dung và hình thức;

+ Thông điệp toát ra từ tác phẩm;

+ Ý nghĩa của thông điệp;

+ Đóng góp của tác phẩm cho đời sống nghệ thuật, đời sống tinh thần chung của cộng đồng;…

– Khi diễn đạt ý, cần quan tâm sử dụng những từ ngữ mang tính chuyên môn (thuật ngữ) để gọi tên các bộ phận cấu thành của tác phẩm hay nói về kĩ thuật thực hiện tác phẩm theo từng loại hình nghệ thuật khác nhau.

1.2.2. Thực hành nói

Mở đầu: Nêu tên tác phẩm và loại hình nghệ thuật của tác phẩm được giới thiệu; nói rõ các điều kiện đưa đến sự lựa chọn giới thiệu tác phẩm.

Triển khai: Trình bày các thông tin chung về tác phẩm (tác giả, thời điểm và hoàn cảnh sáng tác, dư luận,..); phân tích một số nét đặc sắc của tác phẩm theo cảm nhận và quan điểm cá nhân.

Kết luận: Đánh giá tổng quát về giá trị của tác phẩm và nêu hướng tiếp cận phù hợp đối với tác phẩm.

1.2.3. Trao đổi, đánh giá

Có thể dựa vào các nội dung chính được gợi ý ở bảng sau để trao đổi, đánh giá về bài nói và rút ra những kinh nghiệm cần thiết: