1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả
– Tác giả: An-be Anh-Xtanh (1879-1955).
– Nhà vật lí lí thuyết người Đức
– Là một trong những nhà bác học vĩ đại nhất mọi thời đại, có tầm ảnh hưởng lớn lao trong nhiều lĩnh vực từ khoa học, tư tưởng, tôn giáo đến chính trị.
– Ông được trao giải thưởng Noben Vật lí năm 1921.
Nhà bác học An-be Anh-Xtanh
1.1.2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Tiểu luận trích từ Thế giới như tôi thấy – một cuốn sách quan trọng thể hiện tư tưởng của An-be Anh-xtanh về nhiều vấn đề lớn của khoa học và đời sống.
b. Thể loại:
Văn bản thuộc thể loại văn bản nghị luận.
c. Bố cục văn bản:
– Phần 1: Tác giả tập hợp bằng chứng nhằm làm sáng tỏ luận điểm khởi đầu của văn bản.
– Phần 2: Tác giả làm rõ nhận định.
– Phần 3: Tư duy tích cực của tác giả.
d. Tóm tắt tác phẩm:
Văn bản Cộng đồng và cá thể (Trích Thế giới như tối thấy) là một bài tiểu luận viết về mối quan hệ giữa con người và cộng động.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Sự chi phối tự nhiên của cộng đồng đến cá thể
– Ăn thức ăn người khác trồng, mặc quần áo người khác may, sống trong nhà người khác xây.
– Những gì ta hiểu biết và tin tưởng đều do người khác bày cho ta.
1.2.2. Vai trò tích cực của cá thể đối với việc xây dựng cộng đồng
– Luận điểm 1: Cái làm nên giá trị của một cá thể phụ thuộc trước hết vào việc cá thể đó giúp ích được bao nhiêu cho sự tồn tại của người khác.
+ Luận cứ 1: Phụ thuộc vào những tình cảm, suy nghĩ, hành động của anh ta.
+ Luận cứ 2: Tùy theo thái độ mà đánh giá anh ta tốt hay xấu.
– Luận điểm 2: Một cá thể đơn lẻ không thể thiếu “mảnh đất dinh dưỡng” của cộng đồng, nhưng ngược lại cộng đồng sẽ không phát triển nếu thiếu hoạt động của những cá thể sáng tạo.
+ Luận cứ 1: Tất cả tài sản, vật chất, tinh thần và đạo đức mà chúng ta nhận được từ cộng đồng đã được tạo dựng bởi những cá thể đơn lẻ…
+ Luận cứ 2: Chỉ cá thể mới có thể tư duy và qua đó, tạo ra những giá trị mới cho xã hội.
– Luận điểm 3: Cộng đồng lành mạnh là cộng đồng khuyến khích tính độc lập của những cá thể đồng thời đảm bảo sự liên kết bên trong của những cá thể để làm nên xã hội.
+ Luận cứ: Nền văn hóa Hy – Âu- Mỹ nói chung và đặc biệt là cao trào văn hóa thời Phục Hưng […] đã đặt nền tảng trên sự giải phóng cá nhân.
Mối quan hệ giữa cộng đồng và cá thể trong đời sống
1.2.3. Chiều hướng phát triển của mối quan hệ giữa cộng đồng với cá nhân trong “thời đại chúng ta đang sống”
– Luận điểm 1: Trong thời đại ngày nay, cộng đồng đang bị yếu đi vì vai trò sáng tạo, dẫn dắt của các cá thể phần nào bị lu mờ, trong khi đó các chế độ độc tài “xuất hiện và được dụng dưỡng”.
+ Luận cứ 1: So với thời trước, [ ….] giảm sút.
+ Luận cứ 2: Chỉ có một số ít người…. như một nhân cách.
+ Luận cứ 3: Hội họa, âm nhạc…. trong công chúng.
– Luận điểm 2: Tác giả thể hiện cách tư duy khác biệt về vấn đề bởi cách lật đi lật lại vấn đề của tác giả vô cùng khéo léo và tinh tế. Bởi nó không chỉ liền mạch mà nó còn không làm gián đoạn mạch cảm xúc của toàn bài, ví dụ như:
+ Tác giả là người có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của khoa học trên thế giới nhưng lại nghĩ đến sự mang ơn…..
+ Nhà khoa học thương là người mải mê nghiên cứu……….
– Luận điểm 3: Cộng đồng sẽ khỏe mạnh trở lại với việc phân công lao động có kế hoạch, tạo điều kiện cho sự phát triển của các cá thể, cũng là điều kiện cho cộng đồng có được bước phát triển mới. (đoạn 8)
+ Luận cứ 1: Theo ý kiến…. nặng nề.
+ Luận cứ 2: Mặt khác, kĩ thuật phát triển…. nhu cầu chung.
+ Luận cứ 3: Việc phân công lao động…. phát triển nhân cách.
1.2.4. Thông điệp có ý nghĩa thời sự cho đến ngày nay
– Những nhận định khái quát của tác giả về “thời đại mà chúng ta đang sống”, đến ngày nay nó còn phù hợp với thực tế một phần. Bởi dường như những vấn đề mà con người đã từng gặp ở thế kỉ XX vẫn đang lặp lại với chúng ta – tại thế kỷ này.
– Tư duy của con người vẫn không ngừng được phát triển và ngày càng đưa cuộc sống của chúng ta thêm hiện đại và văn minh hơn bằng sự phát triển của công nghệ và máy móc. Hay những vấn đề nổi cộm về chính trị vẫn đang hiện hữu tại đâu đó… Tất cả đều vẫn diễn ra như một phần của tạo hóa với những vấn đề như nhau. Đó dường như là quy luật chung của cuộc sống.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Văn bản là một bài tiểu luận nêu lên quan điểm về mối quan hệ giữa con người và cộng động. Qua những lập luận, dẫn chứng cụ thể, tác giả khiến người đọc phải ngẫm nghĩ về giá trị của một con người trong công đồng, về những gì bản thân đã làm được cho xã hội và làm thế nào để xã hội có thể phát triển hơn.
1.3.2. Về nghệ thuật
Bố cục chặt chẽ, phân chia nội dung rõ ràng giúp người đọc người nghe hiểu hơn vấn đề đang bàn luận.