1.1. Yêu cầu
– Nêu rõ lí do lựa chọn giới thiệu tác phẩm văn học.
– Cung cấp thông tin cơ bản về tác phẩm văn học: tác giả, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật.
– Giới thiệu kĩ một vài khía cạnh đặc sắc của tác phẩm từ góc nhìn cá nhân.
– Thể hiện được ý kiến, quan điểm đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
1.2. Cách làm
1.2.1. Chuẩn bị nói
* Lựa chọn đề tài
– Đề tài bài nói có thể được khai thác từ kết quả của bài viết, cũng có thể là một đề tài mới.
– Bài nói giới thiệu về một tác phẩm được lựa chọn theo quan điểm, sở thích cá nhân song bạn nên lựa chọn tác phẩm văn học có giá trị.
* Tìm ý và sắp xếp ý
– Nếu chọn giới thiệu tác phẩm trong bài thuyết minh ở phần Viết, bạn cần dựa vào các yêu cầu của bài nói để tổ chức lại cho phù hợp.
– Nếu chọn đề tài mới, bạn có thể tham khảo một số câu hỏi gợi ý để hình thành dàn ý cho bài nói:
+ Vì sao bạn lựa chọn tác phẩm văn học này để giới thiệu?
+ Bạn đánh giá như thế nào về giá trị và sức cuốn hút của tác phẩm?
+ Trong đó, điều gì khiến bạn tâm đắc nhất?
1.2.2. Thực hành nói
– Mở đầu: Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả và lí do lựa chọn.
– Triển khai: Giới thiệu đề tài, tóm tắt nội dung chính, nêu ý kiến đánh giá về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Có thể chọn phân tích kĩ một khía cạnh mà mình tâm đắc.
– Kết luận: Khẳng định giá trị và ảnh hưởng của tác phẩm.
* Lưu ý: Trong khi nói, cần kết hợp sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp và có ý thức tương tác với người nghe.
1.2.3. Trao đổi
Người nói | Người nghe |
– Giải thích thêm về những điều người nghe còn chưa rõ hoặc chưa đồng tình. – Thể hiện thái độ tiếp thu đối với những góp ý hữu ích và xác đáng về tác phẩm được giới thiệu; bổ sung thông tin; chuẩn bị lí lẽ để phản biện những ý kiến, quan điểm của người nghe mà người nói chưa nhất trí. – Thể hiện tinh thần tôn trọng, cầu thị khi trao đổi với người nghe, đặc biệt về các ý kiến phản biện. – Tự đánh giá phần trình bày bài nói và nếu những kinh nghiệm bổ ích rút ra được qua trao đổi. |
– Chia sẻ về những nội dung mà bạn tâm đắc trong bài nói (thông tin thú vị về tác giả, tác phẩm; cách nhìn mới mẻ, độc đáo của người nói;..). – Trao đổi với người nói về những vấn đề chưa rõ hoặc chưa đồng tình. – Có thể bổ sung thông tin về tác phẩm được giới thiệu hoặc đưa ra ý kiến, quan điểm đánh giá riêng để giúp người nói có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm được giới thiệu. – Nêu nhận xét về nội dung và cách trình bày bài nói. |