1.1. Yêu cầu viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
– Nêu được đề tài nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo.
– Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.
– Biết thực hiện các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu, khai thác được các nguồn tham khảo đáng tin cậy.
– Biết sử dụng các trích dẫn, cước chú, tài liệu tham khảo và các phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có.
1.2. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Bước 1: Chuẩn bị viết
* Lựa chọn đề tài
– Đề tài của báo cáo kết quả nghiên cứu có thể là một vấn đề xã hội như một sự kiện văn hoá – lịch sử, một vấn đề thời sự, một hiện tượng tâm lí, cũng có thể là một vấn đề tự nhiên như môi trường, khí hậu, tài nguyên,…
– Để lựa chọn được đề tài nghiên cứu, trước tiên bạn cần xác định phạm vi vấn đề mà mình thực sự quan tâm, hứng thú, sau đó, lựa chọn một góc độ tiếp cận phù hợp với vấn đề, có thể là từ góc độ lịch sử, địa lí, khoa học hay nghệ thuật, hoặc liên ngành – kết hợp nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.
– Từ mỗi góc độ tiếp cận, hãy đặt ra những câu hỏi nghiên cứu và chọn một câu hỏi mà bạn hứng thú nhất và viết một nhận định về mục tiêu nghiên cứu của mình.
Ví dụ: khi đọc văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, bạn muốn tìm hiểu thêm về kinh thành Thăng Long thời Hậu Lê, có thể tham khảo sơ đồ gợi ý sau:
* Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin
– Mỗi nguồn tài liệu có thể cung cấp những loại thông tin khác nhau, phù hợp với những chủ đề khác nhau.
– Trước khi tìm kiếm thông tin, hãy cân nhắc nguồn tư liệu nào có ý nghĩa nhất đối với nghiên cứu của bạn.
– Xét về nguồn gốc, có thể chia các tài liệu thành hai loại: tài liệu gốc và tài liệu phái sinh.
+ Tài liệu gốc là nguồn tài liệu được tạo ra bởi những người trực tiếp chứng kiến, tham gia các sự kiện, ví dụ: thư từ, nhật kí, diễn văn, ảnh chụp, tự thuật, email, bản tường thuật từ ngôi thứ nhất.
+ Nguồn tài liệu phái sinh là những bản ghi được tạo ra sau các sự kiện, bởi những người không trực tiếp chứng kiến, tham gia, ví dụ: tiểu sử, từ điển bách khoa, bản ghi lời kể của người được chứng kiến,…
– Sau khi đã thu thập được những thông tin đáng tin cậy, bạn cần lưu trữ chúng một cách hệ thống, khoa học.
Bước 2: Xây dựng đề cương
– Đặt vấn đề: Nêu rõ đề tài và vấn đề nghiên cứu.
– Giải quyết vấn đề: Trình bày các kết quả nghiên cứu chính thông qua hệ thống luận điềm, có các dữ liệu, bằng chúng.
– Kết luận: Khẳng định kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, gọi mở những hưởng tiếp cận mới.
– Tài liệu tham khảo: Ghi rõ tên tác giả, thời gian công bố, tên tài liệu, nơi công bố.
Bước 3: Viết
– Khi viết báo cáo nghiên cứu, bạn cần tuân thủ các quy định về hình thức trình bày của một báo cáo nghiên cứu (tham khảo phần hướng dẫn viết báo cáo nghiên cứu trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập một, tr. 118).
– Lưu ý, bài viết cần thể hiện rõ các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; có trích dẫn, cước chú, tài liệu tham khảo và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện
Tự rà soát lại bài nghiên cứu của mình theo các tiêu chí sau:
– Bố cục phù hợp với một báo cáo nghiên cứu, gồm các phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo.
– Các thông tin tham khảo có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy.
– Các luận điểm, bằng chứng rõ ràng, chặt chẽ.
– Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu (ngữ pháp).