Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội – Ngữ văn 11 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

1.1. Yêu cầu viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

– Nêu được vấn đề giàu ý nghĩa, gợi mở cách nhìn nhận sâu hơn về mối quan hệ giữa con người với cuộc sống xung quanh.

– Thể hiện được quan điểm rõ ràng của người viết về vấn đề, thông qua hệ thống luận điểm chặt chẽ, các lí lẽ sắc bén và những bằng chứng phù hợp, sinh động.

– Dẫn được những ý kiến trái chiều có thể có về vấn đề được bàn luận để phản bác nhằm củng cố lập luận của bài viết.

– Rút ra được ý nghĩa của việc nhận thức đúng về vấn đề.

1.2. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Bước 1: Chuẩn bị viết

Bạn cần tìm kiếm vấn đề từ những nguồn khác nhau: từ trải nghiệm, suy nghĩ của bản thân về cuộc sống; từ sách báo, các phương tiện truyền thông; từ đó, chọn một vấn đề mà bạn tâm đắc để làm đề tài cho bài viết.

Gợi ý:

– Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương?

– Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách?

– Việc tiếp thu ý kiến của người khác có mâu thuẫn với việc khẳng định tính tự chủ của bản thân?

– Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội là gì?

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý

Đọc lại bài viết tham khảo, tự đặt một số câu hỏi theo gợi ý sau để tìm ý:

– Bài viết bàn luận về vấn đề gì? Vấn đề nghị luận bao giờ cũng phải được xác định từ đầu, nếu không bài viết sẽ không có định hướng. 

– Những khía cạnh nào của vấn đề được bàn luận? Những khía cạnh đó tác động tích cực hay tiêu cực đến đời sống con người? 

– Những lí lẽ và bằng chứng nào cần huy động? 

– Ý kiến trái chiều có thể có về vấn đề được bàn luận là gì? Có thể phản bác ý kiến đó như thế nào?

– Ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề là gì?

* Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu vấn đề trong cuộc sống cần bàn luận.

Thân bài:

+ Trình bày bản chất của vấn đề đời sống được bàn luận và nêu quan điểm của người viết (lí lẽ và bằng chứng).

Xem xét vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bàn về các khía cạnh của vấn đề (lí lẽ và bằng chứng).

Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều (lí lẽ và bằng chứng).

Phân tích tác động của việc nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân hoặc cộng đồng (lí lẽ và bằng chứng).

Kết bài: Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề (gợi mở suy nghĩ, định hưởng hành động…).

Bước 3: Viết

Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện