1.1. Yêu cầu
a. Lựa chọn đề tài: Đề tài của bài nói có thể được khai thác từ đề tài của bài viết ở trên.
b. Tìm ý và sắp xếp ý
– Từ hệ thống luận điểm ở bài viết, lựa chọn những ý quan trọng nhất, thể hiện rõ quan điểm và phát hiện của bản thân cần được trình bày trong bài nói.
– Ví dụ: Từ bài viết tham khảo về nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa, có thể triển khai bài thuyết trình theo bố cục
+ Tại sao cần quan tâm đến nghệ thuật tự sự ở truyện ngắn này?
+ Vấn đề câu chuyện và truyện kể.
+ Vấn đề người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật.
+ Đặc điểm lời trần thuật.
+ Ý nghĩa của nghệ thuật tự sự ở tác phẩm này.
1.2. Cách làm
Bài nói gồm đủ ba phần, tập trung vào các nội dung sau:
– Mở đầu:
+ Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện sẽ thuyết trình.
+ Cần lưu ý cách bắt đầu bài nói sao cho thu hút sự chú ý của người nghe, tránh việc thuyết trình giống như việc đọc lại bài viết.
– Triển khai:
+ Trình bày lần lượt các thông tin trong bài viết theo hình thức tóm lược kết hợp nhịp nhàng với việc trình chiếu hay minh hoạ trực quan (nếu có).
+ Người nói có thể kể lại ngắn gọn nhưng không hoàn toàn tiết lộ nội dung của truyện, nếu tác phẩm ấy chưa được nhiều người biết đến.
+ Dựa vào các luận điểm đã xác định trong bố cục bài nói, thiết kế các slide sao cho thích hợp nếu người nói sử dụng phương tiện trình chiếu.
– Kết luận:
+ Khái quát lại những điều cảm nhận cũng như đánh giá về tinh nghệ thuật của tác phẩm mà mình chọn để giới thiệu.
+ Có thể kết bài bằng những câu khuyến khích người nghe chia sẻ cảm nhận hay góc nhìn khác về tác phẩm.