Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 10 Cánh Diều Bài 17: Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

   Kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường là những lĩnh vực cơ bản và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong đời sống xã hội. Do đó, Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định chung làm cơ sở và nền tảng cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường trong thời kì đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển bền vững đất nước.

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ những quy định của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường mà em biết.

Trả lời:

* Về phát triển kinh tế:

  Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định đường lối, nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế nước ta là nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vấn đề hội nhập kinh tế cũng đặt trong bối cảnh mới, đó là chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng trên các lĩnh vực vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 đã hiến định mục tiêu phát triển bền vững, trong đó thể hiện rõ quan điểm là phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường (Điều 50).

* Về lĩnh vực xã hội (theo nghĩa rộng):

  Hiến pháp năm 2013 xác định trách nhiệm của Nhà nước cùng với toàn xã hội, bằng các nguồn lực kinh tế – tài chính, đầu tư phát triển các lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, phúc lợi và an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ.

* Về bảo vệ môi trường:

  Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện được những vấn đề mới của thời đại như vấn đề phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng… Cụ thể: Hiến pháp ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mọi người (Điều 42); đồng thời quy định Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Hiến pháp cũng quy định tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại (Điều 63).

1.1. Quy định của Hiến pháp về kinh tế

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp, tình huống trang 104 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời các câu hỏi dưới đây

Di sản văn hoá Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại (2005), sau được chuyển sang danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (2008). 

a) Ở trường hợp 1 và 2 Nhà nước đã có những chính sách nào đối với các thành phần kinh tế?

b) Em hãy giải thích thắc mắc của T, vì sao Công ty X phải cần có giấy phép của Nhà nước mới được khai thác khoáng sản.

c) Căn cứ vào đâu để Nhà nước cấp giấy phép và hỗ trợ các doanh nghiệp trong các trường hợp, tình huống trên?

Trả lời:

a) Nhà nước đã có những chính sách đối với các thành phần kinh tế:

– Nhà nước hổ trợ cấp phép kinh doanh và xuất khẩu vải thiều cho doanh nghiệp trong nước với một công ty nước ngoài để đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường quốc tế.

– Hỗ trợ giải quyết khó khăn cho vay vốn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất.

b) Công ty X phải cần có giấy phép của Nhà nước mới được khai thác khoáng sản.

* Giải thích: tài nguyên khoáng sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí vì vậy khi khác cần xin giấy phép và được cấp phép từ nhà nước.

c) Căn cứ vào Hiến pháp và Pháp luật để Nhà nước cấp giấy phép và hỗ trợ các doanh nghiệp.

   Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

   Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

   Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

   Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước.

   Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí.

1.2. Quy định của Hiến pháp về văn hóa, giáo dục

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp trang 105, 106 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời các câu hỏi

a) Em hãy chỉ ra các chính sách mà Nhà nước đã thực hiện trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục ở thông tin và các trường hợp trên.

b) Theo em, những chính sách đó của Nhà nước được quy định trong văn bản pháp luật nào?

Trả lời:

a) Các chính sách mà Nhà nước đã thực hiện trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục ở thông tin và các trường hợp trên:

 + Thông tin 1: Văn hóa – Phát triển và bảo tồn các di sản văn hóa, xây dựng các đội văn nghệ, tổ chức biển diễn,… để quảng bá văn hóa cồng chiêng.

 + Thông tin 2: Giáo dục – Phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

 + Thông tin 3: Giáo dục – Phát triển nhân tài, tạo điều kiện cho người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa, học nghề.

b) Những chính sách đó của Nhà nước được quy định trong Hiến pháp.

   Về văn hoá, Hiến pháp năm 2013 khẳng định mục đích, chính sách phát triển nền văn hoá ở Việt Nam là xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. 

   Về giáo dục, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. 

1.3. Quy định của Hiến pháp về khoa học, công nghệ và môi trường

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp trang 107 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời các câu hỏi dưới đây

a) Em hãy chỉ ra các chính sách của Nhà nước trong những trường hợp trên là thuộc các lĩnh vực nào.

b) Theo em, căn cứ vào quy định nào để Nhà nước cấp bằng độc quyền sáng chế cho em H và khuyến khích nhân dân phối hợp với cơ quan kiểm lâm để bảo vệ rừng?

Trả lời:

a) Các chính sách của Nhà nước trong những trường hợp trên là thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường.

b) Để Nhà nước cấp bằng độc quyền sáng chế cho em H, Nhà nước căn cứ vào quy định Về khoa học, công nghệ, Hiến pháp 2013.

=> Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyên giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Để khuyến khích nhân dân phối hợp với cơ quan kiểm lâm để bảo vệ rừng, Nhà nước căn cứ vào quy định Về môi trường, Hiến pháp 2013.

=> Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường, quản lí và sử dụng hiệu quả, bên vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động phỏng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

   Về khoa học, công nghệ, Hiến pháp năm 2013 khẳng định phát triển khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 

Về môi trường, Hiến pháp năm 2013 quy định Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu,…

1.4. Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp trang 107, 108 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời các câu hỏi dưới đây

Em có nhận xét như thế nào về hành vi của anh B, Y và các bạn trong các trường hợp trên?

Trả lời:

* Nhận xét:

– Về hành vi của anh B: anh B chưa nghiêm túc thực hiện các quy định của Hiến pháp về kinh tế, không đóng thuế đúng hạn theo quy đinh.

– Về hành vi của Y: Y đã thực hiện đúng theo hiện các quy định của Hiến pháp, hăng hái tham gia các hoạt động văn hóa góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

   Để thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, mỗi người cần chủ động tìm hiểu về nền kinh tế, các thành phần kinh tế theo quy định của Hiến pháp. Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào về văn hoá, bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Nghiêm túc thực hiện các quy định của Hiến pháp về giáo dục để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của bản thân. Tích cực nghiên cứu, trau dồi tri thức, chiếm lĩnh các tri thức khoa học. Tự giá do nhà trường, địa phương tổ chức.