Thuế là một công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thu nhập của các tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. |
---|
Câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại thuế và chia sẻ hiểu biết của em về các loại thuế đó.
Trả lời:
* Một số loại thuế:
– Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế giá trị gia tăng
* Thông tin:
– Thuế thu nhập cá nhân: khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
– Thuế giá trị gia tăng: là loại thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.
– Thuế thu nhập doanh nghiệp: là thuế đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế, bao gồm các khoản sau: Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
1.1. Thuế và vai trò của thuế
a) Thuế là gì?
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin 1, 2, 3 trang 33 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi
a) Theo quy định của pháp luật, việc nộp thuế của công dân là tự nguyện hay bắt buộc?
b) Những chủ thể nào phải nộp thuế?
c) Từ những phân tích trên, em hiểu thế nào là thuế?
Trả lời:
a) Theo quy định của pháp luật, việc nộp thuế của công dân là bắt buộc.
b) Những chủ thể phải nộp thuế là: tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân.
c) Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.
Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. Căn cứ vào tính chất điều tiết của thuế, hệ thống thuế được phân chia thành thuế trực thu và thuế gián thu. – Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế (loại thuế này trực tiếp điều tiết vào thu nhập của người nộp thuế). – Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế không đồng thời là một loại thuế này điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông qua cơ chế giá hàng hoá, dịch vụ). |
---|
b) Vai trò của thuế
Câu hỏi: Em hãy đọc những thông tin trang 34 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi
a) Theo em, vì sao Nhà nước phải thu thuế?
b) Thuế có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế – xã hội?
Trả lời:
a) Nhà nước phải thu thuế vì:
+ Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.
+ Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền.
+ Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
+ Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).
+ Hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.
b) Vai trò của thuế trong đời sống kinh tế – xã hội:
+ Là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước: khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu đài cho ngân sách nhà nước.
+ Là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước: sử dụng công cụ thuế đề điêu tiết sản xuất và thị trường nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lí trong nền kinh tế thị trường.
+ Là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội: thông qua việc quy định về đối tượng chịu thuế, thuế suất từng ngành hàng, Nhà nước điều tiết thu nhập, điều chỉnh những quan hệ xã hội, thực hiện công bằng xã hội.
– Thuế có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội: + Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Đây là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài cho ngân sách nhà nước. + Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết sản xuất và thị trường nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lí. + Thuế là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. Thông qua việc quy định về đối tượng chịu thuế, thuế suất từng ngành hàng, Nhà nước điều tiết thu nhập, điều chỉnh những quan hệ xã hội, thực hiện công bằng xã hội. |
---|
1.2. Một số loại thuế phổ biến
Câu hỏi: Em hãy đọc những thông tin về các loại thuế phổ biến từ trang 35 đến 38 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi
a) Em hãy sắp xếp các loại thuế vào hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu? Lấy ví dụ minh hoạ cho từng loại.
b) Em hãy cho biết tại sao Nhà nước lại thu thuế gián thu?
c) Em hãy so sánh sự khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu?
Trả lời:
a) Sắp xếp các loại thuế vào hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu:
1. Thuế trực thu:
– Thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Thuế thu nhập cá nhân.
– Thuế tài nguyên.
– Thuế sử dụng đât nông nghiệp.
– Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
=> Ví dụ: Các cá nhân cần đóng thuế thu nhập cá nhân khi đạt được mức thu nhập nhất định.
– Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế
– Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả
2. Thuế gián thu:
– Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
– Thuế giá trị gia tăng.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Thuế bảo vệ môi trường.
=> Ví dụ: Khi đi ăn uống tại nhà hàng hoặc các quán ăn. Theo nghị định 15, ăn uống có thuế suất thuế GTGT là 8%. Với đồ uống, nếu là nước ép trái cây thì thuế còn 8% nhưng nếu rượu bia vẫn giữ 10%.
b) Nhà nước lại thu thuế gián thu vì: Đây là nguồn thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ cung cấp, trong đó người nộp thuế không là người chịu thuế như đối với thuế trực thu. Bên cạnh đó, thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường nên loại thuế này có tác dụng điều tiết tiêu dùng của xã hội.
=> Thu thuế gián thu đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách và dễ quản lí vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế nên hạn chế được động cơ trốn thuế.
c) Sự khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu:
– Khái niệm
+ Thuế trực thu là thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của ngưới nộp thuế, người nộp thuế và người chịu thuế là một.
+ Thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ, người nộp thuế không là người chịu thuế.
– Mức độ tác động vào nền kinh tế
+ Thuế trực thu: Ít tác động vào giá cả thị trường (vì thường đánh vào kết quả kinh doanh, kết quả thu nhập sau một kỳ kinh doanh)
+ Thuế gián thu: Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường (vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ)
– Mức độ quản lý
+ Thuế trực thu: Khó thu; dễ trốn thuế nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt; nhà nước không kiểm soát được thu nhập thực tế của người nộp thuế.
+ Thuế gián thu: Dễ thu thuế vì được cầu thành giá bán hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng nếu trình độ dân trí chưa cao thì không thấy được. Vì vậy hầu hất các nước nghèo, chậm phát triển thường coi thuế gián thu là nguồn thu chủ yếu; Trong lúc các nước phát triển lại lấy thuế trực thu là nguồn thu chính của ngân sách.
– Ưu điểm:
+ Thuế trực thu: đảm bảo công bằng giữa những người chịu thuế
+ Thuế gián thu: dễ dàng cho cơ quan thuế thu thuế
– Nhược điểm:
+ Thuế trực thu: khó thu thuế
+ Thuế gián thu: khó bảo đảm công bằng giữa những người nộp thuế.
Hiện nay, ở nước ta có một số loại thuế cơ bản sau: – Thuế trực thu: thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. – Thuế gián thu: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường. |
---|
1.3. Quyền và nghĩa vụ công dân trong thực hiện pháp luật thuế
Câu hỏi: Em hãy đọc những thông tin, tình huống trang 39 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi
a) Em hãy tìm hiểu các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế trong Luật Quản Ií thuế số 38/2019/QH14.
b) Theo em, doanh nghiệp M có thể làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình?
c) Em hãy nhận xét về việc thực hiện trách nhiệm nộp thuế của doanh nghiệp X.
Trả lời:
a) Các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế trong Luật Quản Ií thuế số 38/2019/QH14:
Điều 16. Quyền của người nộp thuế
1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế, cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
2. Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiền hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
3. Yêu cầu cơ quan quản lí thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.
5. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lí đối với số tiên thuế không được hoàn.
Điều 17. Trách nhiệm của người nộp thuế
1. Thực hiện đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
3. Nộp tiên thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lí, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
b) Để đảm bảo quyền lợi của mình, doanh nghiệp M cần phải báo lại với cơ quan thuế để xem xét và điều chỉnh tiền thuế.
c) Trách nhiệm nộp thuế của doanh nghiệp X là chưa đúng. Bởi vì vậy doanh nghiệp X đã vi phạm pháp luật với các hành vi khai thuê không chính xác, nộp tiền thuế không đúng thời hạn và không chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, quản lí, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân. Vì vậy, mỗi công dân cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật thuế; tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế; đồng thời phê phán các hành vi vi phạm pháp luật thuế. |
---|