Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 10 Cánh Diều Bài 3: Thị trường

  Lịch sử của nền sản xuất xã hội cho thấy, thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Thị trường là nhân tố gắn kết các chủ thể của nền kinh tế, kết nối các hoạt động kinh tế thành một thể thống nhất.

Câu hỏi: Em hãy cùng các bạn đóng vai các chủ thể tham gia vào hoạt động trao đổi sản phẩm theo các gợi ý sau:

a) Xác định nơi diễn ra hoạt động trao đổi.

b) Ở đó, các chủ thể trao đổi, mua bán sản phẩm gì?

c) Các chủ thể thoả thuận về những điều gì?

Trả lời:

– Nơi diễn ra hoạt động trao đổi: chợ

– Ở đó, các chủ thể trao đổi các sản phẩm như quần áo, thực phẩm thiết yếu.

– Các chủ thể thỏa thuận về giá cả, chất lượng sản phẩm.

1.1. Khái niệm thị trường

Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

a) Em hãy xác định các chủ thể kinh tế xuất hiện trong hình ảnh. Các chủ thể này đang tiến hành hoạt động gì? Ở đâu?

b) Để các hoạt động này diễn ra, các chủ thể kinh tế nêu trên cần thoả thuận với nhau để xác định điều gì?

c) Những quan hệ nào được xác lập trong quá trình mua bán ở các hình ảnh trên?

Trả lời:

a) Các chủ thể kinh tế xuất hiện trong hình ảnh:

– Hình 1: người bán hàng, người mua hàng

=> Các chủ đang tiến hành hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa ở chợ.

– Hình 2: người mua hàng

=> Các chủ đang tiến hành hoạt động mua bán ở siêu thị.

b) Để các hoạt động này diễn ra, các chủ thể kinh tế nêu trên cần thoả thuận với nhau để xác định: số lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ khi mua và bán, đáp ứng nhu cầu của mỗi bên.

c) Những quan hệ nào được xác lập trong quá trình mua bán ở các hình ảnh:

– Quan hệ hàng hóa – tiền tệ.

– Quan hệ mua – bán.

– Quan hệ cung – cầu.

   Thị trường là nơi các chủ thể kinh tế tương tác để xác định số lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ khi mua và bán, đáp ứng nhu cầu của mỗi bên. Các yếu tố cơ bản của thị trường là hàng hoá, tiền tệ, giá cả, người mua, người bán. Các quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ hàng hoá – tiền tệ, quan hệ mua – bán, quan hệ cung – cầu.

1.2. Các loại thị trường

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin 1, 2 trang 17, 18 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và thảo luận.

a) Em hãy cho biết trong hai thông tin bên, nếu xét theo đối tượng sản phẩm được đưa ra mua bán thì thị trường được phân loại như thế nào?

b) Em hãy cho biết các sản phẩm trong hai thông tin bên có vai trò gì đối với sản xuất và tiêu dùng? Căn cứ vào vai trò đó có thể phân chia thị trường thành những loại nào?

c) Theo em, xét theo phạm vi không gian, thép được tiêu thụ ở đâu

d) Thông tin 2 cho em biết điều gì về cách thức gặp nhau giữa các chủ thể của thị trường vải thiều?

Trả lời:

a) Nếu xét theo đối tượng sản phẩm được đưa ra mua bán thì thị trường được phân loại:

– Thông tin 1: Thị trường thép.

– Thông tin 2: Thị trường vải thiều.

b) Vai trò của các sản phẩm trong hai thông tin bên đối với sản xuất và tiêu dùng:

– Thông tin 1:

+ Đẩy giá tất cả các loại thép tăng lên.

+ Thị trường thép tại Việt Nam trong năm 2020 cũng bắt đâu hôi phục.

+ Ngành thép Việt Nam được dự báo sẽ hưởng lợi khi các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn được triển khai.

– Thông tin 2:

+ Cung cấp cho người tiêu dùng những quả vải tươi ngon.

+ Là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông sản.

+ Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tạo thêm một kênh phân phối bền vững cho sản phẩm tiềm năng của địa phương.

– Theo vai trò, có thể phân chia thị trường thành:

+ Thông tin 1: Thị trường yếu tố sản xuất

+ Thông tin 2: Thị trường hàng tiêu dùng

c) Xét theo phạm vi không gian, thép được tiêu thụ ở:

– Thị trường trong nước: Việt Nam

– Thị trường thế giới: Trung Quốc

d) Thông tin 2 cho biết cách thức gặp nhau giữa các chủ thể của thị trường vải thiều:

+ Thị trường truyền thống ( các thương lái mua buôn tại vườn, vận chuyển đến chợ đầu mối)

+ Thị trường trực tuyến (xuất hiện trên sàn thương mại điện tử)

   Thị trường được phân loại theo nhiều cách khác nhau.

  – Theo đối tượng hàng hoá và dịch vụ được mua và bán, có thị trường của từng loại sản phẩm như: thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường thép, thị trường nhà ở, thị trường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, thị trường công nghệ,…

  – Theo vai trò của sản phẩm đem ra trao đổi đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng, có thể chia thành thị trường yếu tố sản xuất (nơi mua và bán các yếu tố phục vụ quá trình sản xuất như máy móc, nguyên vật liệu, sức lao động,…) và thị trường hàng tiêu dùng (nơi mua và bán các sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt như thực phẩm, quần áo, đồ dùng,…).

  – Theo phạm vi không gian, có thể chia thành thị trường trong nước, nơi các hoạt động mua bán diễn ra trong phạm vi quốc gia và thị trường thế giới, nơi gắn kết các chủ thể kinh tế các quốc gia với nhau.

  – Theo cách thức gặp nhau của chủ thể, có thị trường truyền thống (giao dịch trực tiếp), thị trường trực tuyến (giao dịch qua nền tảng công nghệ số).

  – Theo tính chất và cơ chế vận hành, có thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.

1.3. Chức năng của thị trường

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trong trường hợp trang 18 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi.

a) Từ trường hợp trên, em hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sản phẩm mới của các cơ sở sản xuất giấy vở học sinh được đón nhận trên thị trường.

b) Em hãy cho biết số lượng và mức giá của sản phẩm vở mới thay đổi như thế nào?

c) Theo em, thông tin nào từ thị trường tác động đến quyết định đầu tư công nghệ in ấn mới của các cơ sở sản xuất giấy vở học sinh?

d) Với tư cách là người tiêu dùng, thông tin từ thị trường vở học sinh tác động như thế nào tới quyết định mua vở của em?

Trả lời:

a) Dấu hiệu cho thấy sản phẩm mới của các cơ sở sản xuất giấy vở học sinh được đón nhận trên thị trường:

+ Số lượng vở bán được năm trước của các cơ sở đã mặc dù giá bán cao hơn 10% so với giá bán vở bìa trơn truyền thống.

+ Doanh thu và lợi nhuận thu được cũng tăng theo.

b) Số lượng và mức giá của sản phẩm vở mới thay đổi:

+ Số lượng vở bán ra của các cơ sở đã tăng trung bình 150%

+ Giá bán tăng hơn 10% so với cao hơn 10% s

c) Thông tin từ thị trường tác động đến quyết định đầu tư công nghệ in ấn mới của các cơ sở sản xuất giấy vở học sinh là:

+ Hằng năm, cứ mỗi dịp sắp bắt đầu năm học mới, học sinh sẽ đua nhau mua sắm tập vỡ mới để chuẩn bị tựu trường, vì vậy các cơ sở sản xuất giấy vở học sinh trong huyện A lại hoạt động nhộn nhịp.

+ Một số xưởng sản xuất đã đầu tư thêm vào công nghệ ấn để có thêm những sản phẩm sinh động, hữu ích tương tự phục vụ thị trường vở học sinh tại địa phương.

d) Với tư cách là người tiêu dùng, thông tin từ thị trường vở học sinh tác động tới quyết định mua vở của em là:

+ Thiết kế vở, kích thước, màu sắc.

+ Các thông tin từ mẫu mã, giá cả hàng hóa.

   Với tư cách là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thị trường là môi trường quan trọng thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hoá. Thị trường có ba chức năng cơ bản sau đây:

 Một là, thừa nhận sự phù hợp của hàng hoá với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Một hàng hoá bán được trên thị trường nghĩa là chủng loại, hình thức, chất lượng hàng hoá đó đáp ứng yêu cầu của xã hội. 

  Hai là, cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế. Thị trường cung cấp nhiều loại thông tin như giá cả, số lượng, chất lượng hàng hoá, cơ cấu sản phẩm, mẫu mã, điều kiện mua và bán,…

  Ba là, kích thích và điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Trên cơ sở các thông tin của thị trường, người sản xuất điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tăng thu lợi nhuận, người tiêu dùng điều chỉnh việc mua hàng hoá sao cho thu được nhiều lợi ích nhất.