1.1. Nghề nghiệp liên quan tới thiết kế
– Hầu hết các sản phẩm hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống đều cần đến thiết kế. Từ các nghề nghiệp liên quan đến sản xuất công nghiệp bao gồm: cơ khí, xây dựng. điện – điện tử, công nghệ thông tin, dệt may, chế biến, khai khoáng…; cho đến các nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ như giáo dục, giao thông, y tế,…, đều cần đến thiết kế. Thiết kế là bước đầu tiên để tạo ra một sản phẩm mới. Mỗi nghề nghiệp liên quan đến thiết kế đều có những đặc điểm, tính chất khác nhau phù hợp với đặc thù của từng nghề đó. Xã hội càng phát triển, nhu cầu sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng và đa dạng, nên nhu cầu người làm công việc thiết kế cũng tăng theo với nguồn thu nhập hấp dẫn
– Thiết kế phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản mà mỗi sản phẩm hàng hóa cần đạt được bao gồm: sự hữu ích, giá thành hợp lí, có tính thẩm mĩ, có tính phổ biến, …
– Điểm chung của tất cả những người làm nghề thiết kế là phải biết kế thừa và sáng tạo. Mỗi sản phẩm đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Biết kế thừa những ưu điểm, khắc phục những hạn chế và thiết kế ra những sản phẩm mới là những tố chất không thể thiếu được của người làm công việc thiết kế.
1.2. Đặc điểm, tính chất của một số nghề nghiệp liên quan tới thiết kế
a. Trong lĩnh vực cơ khí
– Nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí gắn liền với các công việc như thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng và sửa chữa các máy móc, thiết bị, các công trình, hệ thống kĩ thuật. Công việc thiết kế là một công việc khó trong ngành cơ khí. Các đặc điểm, tinh chất nghề liên quan đến thiết kế trong lĩnh vực cơ khí gồm:
+ Thiết kế được các máy móc, thiết bị phục vụ cho đời sống và sản xuất.
+ Ứng dụng các kiến thức chuyên môn về cơ khí
+ Sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho thiết kế trong lĩnh vực cơ khí.
+ Tính kế thừa và sáng tạo, để có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng hơn.
+ Tinh chỉnh xác cao các sản phẩm cơ khí, máy CNC, robot công nghiệp đòi hỏi có độ chính xác cao
+ Tính an toàn các máy móc, thiết bị, công trình và hệ thống kĩ thuật được thiết kế phải đảm bảo bền, an toàn cho con người và môi trường.
+ Tính phổ biến và tiêu chuẩn hóa ứng dụng trong thiết kế các sản phẩm có tính phổ biến và tiêu chuẩn hóa để giảm chi phí sản xuất.
+ Khả năng cập nhật và làm việc độc lập, làm việc nhóm.
Hình 22.1. Thiết kế kĩ thuật cơ khí
Đặc điểm, tính chất của nghề thiết kế trong lĩnh vực cơ khí thiết kế máy móc, thiết bị sản xuất, công trình, hệ thống cơ khí, tính chính xác cao, bền và an toàn, tiêu chuẩn hoá,… |
b. Trong lĩnh vực xây dựng
– Các công việc trong lĩnh vực xây dựng gồm: thiết kế, thi công, sửa chữa các công trình công nghiệp và dân dụng. Thông thường, các công trình xây dựng có kích thước và khối lượng rất lớn, cho nên đặc điểm, tính chất liên quan đến nghề thiết kế trong lĩnh vực xây dựng gồm:
+ Thiết kế các công trình xây dựng như nhà, xưởng, cầu, cổng, sân bay, bến cảng phục vụ cho đời sống và sản xuất.
+ Ứng dụng các kiến thức chuyên môn về xây dựng để thiết kế ra các công trình đảm bảo bền vững, đẹp
+ Sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho thiết kế trong lĩnh vực xây dựng.
+ Tuân thủ các tiêu chuẩn, các quy phạm xây dựng, tỉ lệ giữa các kích thước không gian
+ Hiểu biết về môi trường, phong thủy. Thiết kế phải đảm bảo giữ gìn được môi trường thiên nhiên. Sử dụng các vật liệu không gây tác hại đến môi trường. Chọn hướng công trình phù hợp để tạo không gian thoáng mát, tiết kiệm năng lượng
Hình 22.2. Thiết kế xây dựng
Đặc điểm, tính chất của nghề thiết kế trong lĩnh vực xây dựng; thiết kế các công trình xây dựng, tuân thủ các tiêu chuẩn, các quy phạm xây dựng… |
c. Trong lĩnh vực điện – điện tử
– Thiết kế trong lĩnh vực điện – điện tử bao gồm thiết kế các nhà máy điện, hệ thống điện – điện tử, các hệ thống tiêu thụ điện, máy điện, thiết bị điện – điện tử, hệ thống điều khiển của các hệ thống kĩ thuật. Đặc điểm, tính chất của nghề nghiệp liên quan đến thiết kế trong lĩnh vực điện – điện tử gồm:
+ Ứng dụng các kiến thức chuyên môn về điện – điện tử để thiết kế các hệ thống điện- điện tử đảm bảo an toàn, có độ tin cậy cao, không gây nguy hiểm cho người và môi trường.
+ Sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế trong lĩnh vực điện – điện tử
+ Có tính thừa kế và sáng tạo.
+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
+ Có khả năng cập nhật kiến thức chuyên môn
Hình 22.3. Thiết kế kĩ thuật điện – điện tử
Đặc điểm, tính chất của nghề thiết kế trong lĩnh vực điện – điện tử thiết kế các hệ thống điện – điện tử đảm bảo an toàn, có độ tin cậy cao,… |
d. Trong lĩnh vực cơ điện tử
Cơ điện tử là ngành tích hợp từ các ngành như cơ khí, điện – điện tử, điều khiển và công nghệ thông tin để phát triển các sản phẩm công nghệ cao, hệ thống tự động, hệ thống thông minh Đặc điểm, tính chất của nghề liên quan đến thiết kế trong lĩnh vực cơ điện tử gồm:
+ Thiết kế các sản phẩm công nghệ cao, các thiết bị, hệ thống tự động hóa, thông minh phục vụ cho việc tự động hóa các hệ thống sản xuất, các hệ thống kĩ thuật và các lĩnh vực dịch vụ
+ Ứng dụng các kiến thức chuyên môn về cơ khí, điện – điện tử, điều khiển, công nghệ thông tin để thiết kế ra các sản phẩm an toàn, nhanh, chính xác.
Hình 22.4. Thiết kế robot
+ Sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho thiết kế trong lĩnh vực cơ điện tử.
+ Tính kế thừa và sáng tạo, để có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng hơn
+ Tính chính xác cao các sản phẩm công nghệ cao như các hệ thống vi cơ điện tử MEMS (Micro Electro Mechatronic Systems), NEMS (Nano Electro Mechatronics Systems), các máy CNC, các robot công nghiệp, các robot tự hành, ….
+ Tính phổ biến và tiêu chuẩn hóa ứng dụng trong thiết kế các sản phẩm có tính phổ biến và tiêu chuẩn hóa để giảm chi phí sản xuất
+ Tính cập nhật và khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm.
Đặc điểm, tính chất của nghề thiết kế cơ điện tử thiết kế các robot công nghiệp, robot tự hành, hệ thống tự động, các hệ thống thông minh, hệ thống vì cơ điện tử nhanh và chính xác… |