1.1. Khái quát chung về ren
Mối ghép bằng ren được sử dụng cho việc lắp ghép hoặc tháo rời chi tiết nhiều lần. Ren dùng để kẹp chặt (bulong, đai ốc, vít,…) hoặc dÙng dễ truyền chuyển động (trục vít, vitme). Ren hình thành trên bề mặt ngoài của hình trụ gọi là ren ngoài (ren trục), ren hình thành trên bề mặt trong của hình trụ gọi là ren trong (ren lỗ).
Một số yếu tố của ren gồm (hinh 13.2)
– Dạng ren là hình phẳng tạo thành ren như hình tam giác, hình thang,
– Đường kính lớn nhất của ren kí hiệu là d, là đường kính đỉnh của ren ngoài, đường kính chân của ren trong
– Đường kính nhỏ nhất của ren ký hiệu d1, là đường kính chân của ren ngoài, đường kính đỉnh của ren trong.
– Bước ren, ký hiệu là p, là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau.
Hình 13.2. Ren ngoài và ren trong
1.2. Biểu diễn quy ước ren
Trên bản vẽ kĩ thuật, ren được vẽ quy ước. Cách vẽ quy ước ren thấy như sau (hình 13.3a và hình 13.4b):
– Biểu diễn ren trên mặt phẳng song song với trục ren: đường giới hạn ren, đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm, đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh. Khoảng cách đường đỉnh ren và đường chân ren xấp xỉ chiều cao ren
– Biểu diễn ren trên mặt phẳng vuông góc với trục ren: đường chân ren được vẽ bằng 3/4 vòng tròn bằng nét liền mảnh. Đường định ren vẽ bằng vòng tròn nét đậm. Không vẽ vòng tròn thể hiện đầu mép vật của ren
Khi cần thể hiện ren khuất, quy ước đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét đứt mảnh
Hình 13.3. Biểu diễn ren trục
Hình 13.4. Biểu diễn ren lỗ
– Để thuận lợi trong thiết kế, chế tạo và sử dụng, rèn được tiêu chuẩn hóa. Kí hiệu quy ước của ren gồm: dạng ren (ren hệ mét, kí hiệu là M, dùng trong các mối ghép thông thường, ren ống trụ, kí hiệu là G, dùng trong các mối ghép ông, ren hình thang, kí hiệu là Tr, dùng để truyền chuyển động), kích thước đường kính d của ren, bước ren và hướng xoắn (ren có hướng xoắn phải không ghi hưởng xoắn, ren hướng xoắn trái thì ghi chữ LH)
Hình 13.5. Vẽ quy ước mỗi ghép ren
Ví dụ: M18: ren hệ mét, là ren tam giác đều, đường kinh của rend=18 mm, ren phải Tr40 × 2LH ren hình thang, đường kinh ren d=40 mm, bước ren 2 mm, ren trai
– Ren ngoài và ren trong ăn khớp tạo thành mối ghép ren Trong mỗi ghép ren, phần ăn khớp quy ước biểu diễn ren trục che khuất ren lỗ (hình 13.5)
Hình 13.6. Ren trục
Trong các bản vẽ kĩ thuật, ren được biểu diễn theo quy ước. + Ren thấy: đường định ren vẽ bằng nét liền đậm, đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh + Ren khuất: đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt mảnh – Kí hiệu quy ước ren gồm: dạng ren, đường kính d1 bước ren và hướng xoắn. |