1.1. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
a. Tác hại
– Cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất
– Chất lượng và thẩm mĩ nông sản
– Thậm chí không cho thu hoạch.
– Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tổ trong nông sản, gây độc cho người sử dụng.
– Sâu, bệnh hại cũng làm giảm độ đồng đều của nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.
b. Ý nghĩa
Việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng có ý nghĩa quan trọng đối với trồng trọt, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.
– Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp giảm thiểu sâu, bệnh gây hại cho cây trồng;
– Góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản.
– Đồng thời, ổn định, gia tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp và góp phần duy trẻ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
1.2. Sâu hại cây trồng
a. Khái niệm
Sâu hại là động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cây trồng Dựa vào đặc điểm biến thái trong quá trình phát triển, sâu hại được chia thành 2 nhóm: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn
b. Một số loại sâu hại cây trồng thường gặp
– Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa (Cmaphalecrecis medinalis Guence)
+ Đặc điểm sinh học và gây hại
+ Biện pháp phòng trừ chủ yếu
– Sâu tơ hại rau họ cải (Plutella xylostella Linnaeus)
+ Đặc điểm sinh học và gây hại
+ Biện pháp phòng trừ chủ yếu
– Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis Hendel)
+ Đặc điểm sinh học và gây hại
+ Biện pháp phòng trừ chủ yếu
– Sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee)
+ Đặc điểm sinh học và gây hại
+ Biện pháp phòng trừ chủ yếu
– Bọ hà hại khoai lang (Cylas formicarius (Fabricius))
+ Đặc điểm sinh học và gây hại
+ Biện pháp phòng trừ chủ yếu
1.3. Bệnh hại cây trồng
a. Khái niệm
Bệnh hại cây trồng là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái do tác động của điều kiện ngoại cảnh không phù hợp hoặc sinh vật gây ra, làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng.
b. Nguyên nhân
Có hai nhóm nguyên nhân gây bệnh cho cây trồng: sinh vật (gây ra bệnh do sinh vật) và điều kiện ngoại cảnh bất lợi (gây ra bệnh sinh lí).
c. Triệu chứng
Những biểu hiện về hình thái bên ngoài của bộ phận cây bị bệnh có thể quan sát được gọi là triệu chứng.
d. Một số bệnh hại cây trồng thường gặp
– Bệnh đạo ôn hại lúa
– Bệnh xoăn vàng lá cà chua
– Bệnh vàng lá gân xanh hại cam
– Bệnh do tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu
1.4. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
a. Nguyên lí phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng
Có 4 nguyên lí chính trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng:
– Trồng cây khỏe
– Bảo tồn thiên địch
– Thường xuyên thăm đồng ruộng
– Nông dân trở thành chuyên gia
b. Biện pháp phòng trừ
Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng chủ yếu gồm:
– Canh tác; cơ giới và vật lí; sinh học; sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh: hoá học.
Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, cần thực hiện nguyên tắc: phòng là chính; trở sớm, kịp thời, nhanh chóng, toàn diện, triệt để và có hiệu quả kinh tế cao.