1.1. Thương mại
– Thương mại là quá trình mua, bán, trao đổi, lưu thông hàng hóa, dịch vụ bên trong một nước và giữa các nước trên thế giới.
– Thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương.
1.1.1. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thương mại
a. Vai trò:
Thưong mại là khâu tất yếu của quá trình sản xuất, được coi là mạch máu của nền kinh tế, có vai trò quan trọng về nhiều mặt như hình dưới đây
Hình 28.1. Sơ đồ vai trò của ngành thương mại
b. Đặc điểm
– Hoạt động theo quy luật cung, cầu; gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, cầu của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
– Không gian hoạt động ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn mở rộng ra thế giới, mang tính toàn cầu (ngoại thương).
– Hoạt động chủ yếu có hai nhóm là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ.
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thương mại
– Trình độ phát triển kinh tế: tạo ra khối lượng sản phâm hàng hóa và dịch vụ phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước, cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu.
– Đặc điểm dân số: ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nội thương; đến việc tập trung sản xuất cả mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động.
– Khoa học – công nghệ và chính sách: ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu thương mại, mở rộng hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, hình thành nhiều loại hình và phương thức hoạt động mới như: thương mại điện tử, các siêu thị và trung tâm thương mại.
– Ngoài ra, các nhân tố cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, … cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và phân bố của thương mại.
1.1.2. Tình hình phát triển và phân bố
a. Nội thương
– Là hoạt động thương mại diễn ra bên trong phạm vi của một quốc gia.
– Thông qua quá trình lưu thông trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ trong nước, nội thương thúc đẩy tái sản xuất, góp phần làm tăng nhu cầu tiêu dùng, là cơ sở đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, gắn kết thị trường trong nước với thị trường quốc tế.
– Trong hoạt động nội thương, chỉ tiêu tổng mức bản lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng được coi là thước đo quan trọng.
– Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại.
Hình 28.3. Một góc hàng hoá trong siêu thị
b. Ngọai thương
– Đặc điểm:
+ Là hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia trên thế giới, thông qua việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, khai thác được các lợi thế bên trong và tạo động lực phát triển kinh tế.
+ Hoạt động ngoại thương gắn liền với xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.
+ Quan hệ so sảnh giữa trị giá hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với trị giá hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu gọi là cán cân xuất nhâp khẩu.
– Tình hình phát triển và phân bố:
Xu hướng toàn cân hoá và hội nhập làm cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động và gia tăng nhanh chóng.
+ Năm 2000, tổng trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới lả 12,9 nghìn tỉ USD (chiếm 41,0 % GDP toán cầu), đến năm 2019 tăng lên 37,17 nghìn tỉ USD (chiếm 42,3 % GDP toàn cầu), tăng gần 2,9 lần.
+ Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á, …
+ Cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới có những thay đổi rõ rệt, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các sản phẩm của công nghiệp chế biến và dầu mỏ; các mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu, sản phẩm thô chiếm tỉ trọng thấp hơn.
1.2. Tài chính ngân hàng
1.2.1. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đén sự phát triển và phân bố tài chính ngân hàng
a. Vai trò
Hoạt động tài chính ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội như hình dưới đây.
Hình 28.4. Sơ đồ vai trò cùa ngành tài chính ngân hàng
b. Đặc điểm:
– Tài chính ngân hàng gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng.
– Các tổ chức tài chính và các ngân hàng có quy mô khác nhau dựa trên tài sản, doanh thu và đối tượng phục vụ.
– Tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất, phí dịch vụ quyết định tới việc lựa chọn các tổ chức tài chính và các ngân hàng của người tiêu dùng.
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính ngân hàng
Tài chính ngân hàng hoạt động được là nhờ sự lưu thông và vận hành tiền tệ thông qua ngân hàng, chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu sau:
+ Sự phát triển của nền kinh tế: kinh tế càng phát triển sẽ tạo ra nhiều tổng sản phẩm xã hội, cơ sở để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ, đáp ứng nhu cầu chi tiêu hoặc tích luỹ tiền tệ của mọi chủ thể trong xã hội.
+ Khoa học – công nghệ, mức thu nhập của dân cư, … cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của tải chính ngân hàng.
+ Chính sách tái chính ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả của ngành.
1.2.2. Tình hình phát triển và phân bố
– Hoạt động tài chính, ngân hàng ngày càng sôi động, nhiều tổ chức tài chính ngân hàng được thành lập trên thế giới và ở mỗi quốc gia.
– Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là:Niu Y-oóc, Luân- đôn, Tô-ky-ô, Thượng Hải, Bắc Kinh, Xin-ga-po, Phran-phuốc, Zu-rich, …
Hình 28.5. Một góc của trung tâm tài chính Phố Wall (Hoa Kỳ)
1.3. Du lịch
1.3.1. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố du lịch
a. Vai trò
– Du lịch thuộc nhóm ngành dịch vụ, một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước và toàn thế giới, có vai trò to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường.
Hình 28.6. Sơ đồ vai trò của du lịch
b. Đặc điểm
– Hoại động du lịch thường gắn với tài nguvên du lịch, khách du lịch phải đến nơi có tài nguyên du lịch nhờ các dịch vụ du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình.
– Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú, thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi, ….
– Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ.
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố du lịch
– Tài nguyên du lịch là điều kiện cần thiết để phát triển và phân bố du lịch, là nhân tố cơ bản tạo nên các sản phẩm du lịch thoả. mãn nhu cầu của khách du lịch.
– Thị trường khách du lịch ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển du lịch, tới cơ cấu các sản phẩm du lịch và doanh thu của ngành du lịch.
– Cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, …) và cơ sở vật chất kĩ thuật ngành du lịch (cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trí, cơ sở dịch vụ….) ảnh hưởng tới hoạt động du lịch, tới khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
– Ngoài ra, các nhân tố kinh tế – xã hội khác như khoa học công nghệ, chính sách phát triển du lịch, điều kiện chính trị và an toàn xã hội, … cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố du lịch.
1.3.2. Tình hình phát triển và phân bố
– Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói” và có đóng góp quan trong vào GDP của nhiều quốc giá.
– Lượng khách du lịch quốc tế tăng lên không ngừng, từ 687,3 triệu lượt năm 2000 lên 1460,0 triệu lượt năm 2019.
– Doanh thu từ du lịch cũng ngày càng lớn, tương ứng là 475,0 tỉ USD và 1481,3 tỉ USD.
– Các hình thức du lịch ngày càng phong phú, từ truyền thống (du lịch biển, nghỉ dưỡng vùng núi, mạo hiểm) đến các hình thức mới (du lịch hội thảo, hội nghị, sự kiện, mua sắm, …).
– Các tuyến, tour và sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng.
– Những nước đứng hàng đầu thế giới về số lượt khách và doanh thu du lịch là: Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Pháp, I-ta-li-a, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, …
Hình 28.7. Hẻm vực Cô-lô-ra-đô – một trong những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Hoa Kỳ