Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 10 Cánh diều Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

1.1. Giao thông vận tải

1.1.1. Vai trò, đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải

a. Vai trò:

Giao thông vận tải có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của mọi quốc gia.

– Thúc đẩy hoạt động sản xuất và là cầu nối giúp các ngành kinh tế phát triển. 

– Phục vụ nhụ cầu đi lại của toàn xã hội, là cầu nối giữa các địa phương, là phương tiện giúp các nước giao lưu vả hội nhập, giải quyết việc làm cho người lao động, …

– Tạo ra sự liên kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, làm cho khoảng cách địa lí được rút ngắn lại.

– Góp phần khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

b. Đặc điểm:

– Đối tượng chính là con người và những sản phẩm vật chất do con người tạo ra.

– Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.

– Sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu từ các ngành kinh tế khác.

– Có sự phân bố đặc thù, theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối giao thông.

c. Các nhân tố ảnh huởng đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải

Hình 27.2. Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải

1.1.2. Địa lí các ngành giao thông vận tải

a. Đường ô tô

– Giao thông vận tải đường ô tô chiếm ưu thế trong cảc loại hỉnh vận tải, cỏ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tê và phục vụ dân sinh nhờ khả năng đi đến mọi nơi, tới được các vùng cao với điều kiện đường sá khó khăn.

– Ưu điểm:

+ Ưu thế nổi bật là sự thuận tiện và cơ động, phù hợp với cự li vận tải trung bình và ngắn, có khả năng phối hợp hoạt động với các loại hình vặn tải khác;

+ Mạng lưới ngày càng mở rộng, chất lượng và phương tiện ngày càng hiện đại, thân thiện với môi trường.

– Nhược điểm:

+ Khối lượng chuyên chở không lởn như vận tại đường sắt, đường thuỷ

+ Tiêu thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn và tai nạn giao thông, …

– Tổng chiểu dài đường ô tô không ngừng tăng lên do nhu cầu vận chuyên hàng hoả, hành khách; và phục vụ du lịch, từ 27 803,8 nghìn km (năm 2000) lẻn 38 016,5 nghìn km (năm 2019), trong đó đứng đâu là châu Á, tiếp theo là châu Mỹ, châu Au, châu Phi và châu Đại Dương.

Đường ô tô

b. Đường sắt

– Đặc điểm:

+ Ưu thế là vận chuyên được hàng hoá nặng trên những tuyên đường dài với tốc độ khá nhanh và ổn định, giá rẻ hơn vận tải ô tô, mức độ an toàn và sự tiện nghi cao, ít gây tai nạn.

+ Nhược điểm: chỉ hoạt động trên những tuyền đường cố định, có đặt đường ray.

– Tình hình phát triển:

+ Tổng chiều dài đường sắt toàn thế giới từ 1 011,7 nghìn km (năm 2000) tăng lên 1 321,9 nghìn km (năm 2019).

+ Mạng lưới đường sắt phân bố không đồng đều theo châu lục và các quốc gia.

– Phân bố:

+ Chiều dài đường sắt lớn nhất là châu Mỹ, tiếp theo là châu Á và châu Âu. Châu Phi và châu Đại Dương có chiêu dài đường sắt ít nhất.

+ Nhũng nước có chiều đài đường sắt lớn năm 2019 lả: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ, …

Hình 27.3. Tàu đệm từ

c. Đường sông, hồ

– Đặc điểm:

+ Giao thông vận tải đường sông, hồ có từ rất sớm, là phương tiện vận tải hàng hoá và người trên các tuyến đường thuỷ nội địa.

+ Giao thông vận tải đường sông, hồ chủ yếu dựa vào mạng lưới sông, hồ tự nhiên.

– Tình hình phát triển và phân bố:

+ Những hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn là: sông Đa-nuýp, Rai-nơ, Von-ga, … (châu Âu); sông Mê Công, Dương Tử, … (châu Á); sông Mi-xi-xi-pi, Ngũ Hồ, … (châu Mỹ).

+ Nhiều sông, hồ được nối thông với nhau nhờ các kênh đảo, tiêu biểu như kênh đảo Von-ga-đôn ở Liên bang Nga nối liền hai con sông Von-ga và sông Đông, kênh đào Oe-lan ở Ca-na-đa nối hồ Ôn-ta-ri-ô ở phía bắc với hồ Ê-rê ở phía nam, …

Hình 27.4. Kênh đào Oe- lan (Ca-na-da)

d. Đưòng biển

– Vai trò:

+ Giao thông vận tải đường biển là phương thức vận tảỉ hàng hoá chủ yếu trên các tuyến đường biển nội địa và quốc tế (vận tải viễn dương)

+ Giao thông vận tải đường biển góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng, các nước, thúc đấy kinh tế – xã hội phát triển.

– Đặc điểm:

+ Ưu điểm:

. Giao thông vận tải đường biển chuyên chở hàng hoá nặng (than, kim loại,…), chất lỏng (dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ), … trên quãng đường dài

. Giá cước vận chuyển rẻ hơn các loại hình vận tải khác, mức độ an toàn khá cao.

+ Nhược điểm: Phụ thuộc vào đĩều kiện tự nhiên (gió, bão, …) và tốc độ vận tải tương đối chậm, gây ô nhiễm môi trường biển, đại dương (sự cố tràn dầu).

Hình 27.5. Bản đồ giao thông vận tải đường biển trên thế giới giai đoạn 2015 – 2019

– Tình hình phát triển và phân bố:

+ Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hoá của tất cả các phượng tiện vận tải trên thế giới, trong đó có dầu mỏ vả sản phẩm của dầu mỏ.

+ Chuyên chở bằng tàu Container, đảm bảo an toàn hơn và bốc dỡ hàng hóa nhanh hơn.

+ Từ năm 2005 trở về trước, Rốt-téc-đam (Hà Lan) là cảng lớn nhất thế giới, hiện nay tuy không năm trong bảng xếp hạng 10 cảng dẫn đầu nhưng vẫn giữ vị trí then chốt trên tuyến đường biển Tây Âu – Bắc Mỹ.

Hình 27.6. Tàu container

e. Đường hàng không

– Đặc điểm:

+ Ngành hàng không có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giao lưu giữa cảc vùng của môi nước và các nước trên thể giới.

+ Là cầu nối quan trọng giữa các nền kinh tế toàn cầu, thúc đẩy phát triển du lịch.

+ Ưu điểm: Tiết kiệm được thời gian đi lại gắn kết các vùng xa xôi, tăng cường hội nhập và có vai trò đối với an ninh quốc phòng.

+ Nhược điểm: không có tốc độ vận tảỉ cao, thời gian vận chuyển ngắn, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên thiênnhiên, cước phí vận tải đắt, trọng lượng vận tải thấp.

– Tình hình phát triển và sự phân bố

+ Năm 2019, toàn thế giới có trên 15,0 nghìn sân bay, trong đó tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á.

+ Các sân bay quốc tế tăng lên không ngừng cả về số sân bay và số lượt hành khách vận chuyển, từ 30 sân bay có số lượt hành khách là 25 triệu lượt trở lên vào năm 2000 đã tăng lên 92 sân bay vào năm 2019.

+ Các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất là tuyến vượt Đại Tây Dương nối châu Âu với Bắc Mỹ và Nam Mỹ, các tuyến nối Hoa Kỳ với các nước khu vực châu Á – Thải Bình Dương.

Hình 27.7. Bản đồ giao thông vận tải đường hàng không thế giới giai đoạn 2015 – 2019

1.2. Bưu chính viễn thông

1.2.1. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố của bưu chính viễn thông

a. Vai trò 

Hoạt động bưu chính viễn thông không thể thiểu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội hiện đại, được coi là thước đo trình độ phát triển và văn minh của các nước.

Hình 27.8. Sơ đồ vai trò cùa ngành bưu chính viễn thông

b. Đặc điểm

– Tạo ra mạng lưới bưu chính và mạng lưới truyền thông tin đến mọi nơi trong nước và các địa điếm cách xa nhau trên Trái Đất, phục vụ nhu cầu sản xuất và xã hội.

– Bưu chính nhận, vận chuyển và chuyến phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính; viễn thông sử dụng các thiết bị kết hợp với vệ tinh và internet cung ứng dịch vụ từ xa không cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ.

– Sử dụng dịch vụ của nhiều ngành, trong đó quan trọng nhất là công nghiệp điện tử – tin học, giao thông vận tải, nghiên cứu và phát triển (R&D), dịch vụ thiết kế, …

c. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của bưu chính viễn thông

– Trình độ phát triển kinh tế: kinh tế càng phát triển, nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng nhiều quy mô của ngành ngày càng lởn, tốc độ tăng trưởng nhanh.

– Khoa học – công nghệ: tạo ra nhiều cách thức chuyển phát và các dịch vụ bưu chinh mới (như dịch vụ tài chính bưu chính, …); thay đổi và xuất hiện nhiều thiết bị viễn thông hiện đại với tốc độ cao, các phương tiện và phương thức truyền thông tin tới khắp mọi nơi trên thế giới.

– Vốn đầu tư: ảnh hưởng tới việc mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông.

– Ngoài ra, mức sống dân cư, trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng, … cũng ảnh hưởng tới sự phát triẻn và phân bố bưu chính viễn thông.

1.2.2. Tình hình phát triển và phân bố

a. Bưu chính

– Dịch vụ bưu chính bao gồm nhận, vận chuyển và chuyển phát thư từ, bưu phẩm, bưu kiện, điện báo, điện tín, chuyển tiền từ nơi gửi (người gửi) đến nơi nhận (người nhận).

– Hoạt động bưu chính ngày càng phát triển, nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới đã xuất hiện.

– Hầu như mọi quốc gia và người dân đều sử dụng dịch vụ bưu chính, trong đỏ, có khoảng 1,5 tỉ ngngười trên toàn thế giới đang sử dụng dịch vụ tài chính bưu chính.

b. Viễn thông

– Các dịch vụ viễn thông rất đa dạng và phong phú, diễn ra với tốc độ nhanh, công nghệ ngày càng hiện đại, trong đó có công nghệ số, công nghệ thực tế ảo.

– Các dịch vụ viễn thông quan trọng như: dịch vụ điện thoại, dịch vụ truyền số liệu, truyền tin internet.

* Điện thoại:

– Là thiết bị viễn thông dùng để trao đổi thông tin.

– Ra đời năm 1967 và đĩện thoại thông minh (smartphone) xuất hiện năm 2007 là sự sáng tạo liên tục đế tạo ra phương thức trao đổi thông tin mới.

– Bình quân máy điện thoại trên 100 dân được coi là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển qua ngành bưu chính viên thông giữa các nước, các vùng và địa phương.

– Năm 2000, bình quân máy điện thoại trên 100 dân là 11,9; đến năm 2019 con số này đã tăng lên 107,7; riêng điện thoại thông minh là 68,9.

Alexander Graham Bell và chiếc điện thoại đầu tiên (1876)

* Máy tính cá nhân

– Là phương tiện được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp con người: xử lí thông tin nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức và tài chính.

– Xuất hiện đầu tiên vào năm 1974

– Năm 2019, toàn thế giới có 1100 triệu chiếc máy tính cá nhân được sử dụng, trở thành phương tiện thiết yếu trong đời sống kinh tế – xã hội, bình quân số máy tính cá nhân trên 100 dân là 14,3 máy.

* Internet

– Bao gồm mạng toàn cầu www và các thiết bị phần cứng (máy tính, mạng truyền dẫn) đã mở ra kĩ nguyên mới cho ngành viễn thông. Các hoạt động dịch vụ được phát triển mạnh với sự hỗ trợ của mạng internet.

– Số người sử dụng internet ngày càng tăng. Năm 2019, có 4 333 triệu người trên toàn thế giới sử đụng, trong đó 80 % truy cập bằng thiết bị di động, riêng bằng điện thoại thông minh chiếm tới 52,7 %.

Tỉ lệ dân số sử dụng internet so với tổng dân số ở các quốc gia trên thế giới, năm 2020