Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 10 Cánh diều Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

1.1. Nông nghiệp

1.1.1. Trồng trọt

a. Vai trò và đặc điểm:

– Ngành trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; thức ăn cho chăn nuôi; nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, …

– Trong trồng trọt, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và cây trồng là đối tượng sản xuất.

– Hoạt động trồng trọt có tính mùa vụ và phân bố tương đối rộng.

b. Phân bố một số cây trồng chính

* Cây lương thực:

– Cây lương thực chính trên thế giới gồm lúa gạo, lúa mì và ngô.

Cây lương thực chính

– Sự phân bố của các cây này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm sinh thái của mỗi loại cây.

– Cây lúa gạo thích hợp với khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa nền phân bô chủ yểu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.

– Cây lúa mì phân bố chủ yếu ở khu vực ôn đới do cây ưa khí hậu ẩm, khô, đất đai màu mỡ.

– Cây ngô có vùng phân bô rộng hơn, được trồng nhiêu ở khu vực nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng do cây thích hợp với đất ẩm, nhiều mùn, ưa khí hậu nóng, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.

Hình 21.1. Bản đồ phân bố một số cây lương thực chính và sản lượng lương thực bình quân đầu người trên thế giới trung bình năm giai đoạn 2015 – 2019

– Theo Tổ chức Nông – Lương của Liên hợp quốc (FAO), ngũ cốc là 5 loại cây truyền thống cung cấp lương thực chủ yếu cho thế giới gồm lúa mì, lúa gạo, ngô, kê và lúa mạch.

– Lúa mì là lương thực chính của các nước ở châu Âu, châu Mỹ.

– Trong khi lúa gạo là lương thực chủ yếu ở các nước châu Á.

– Trong cơ cấu sản lượng lương thực thế giới, ngô chiếm tỉ trọng lớn nhất 37,5 %, tiếp đến là lúa mì 25,7 % và lúa gạo là 16,9% (năm 2019).

* Cây công nghiệp

– Các cây công nghiệp ưa nhiệt, ẩm, cần đất thích hợp và lao động có kinh nghiệm nên thường phân bố thành vùng tập trung.

Hình 21.2. Một số cây công nghiệp chính

– Các cây ưa nhiệt, ẩm cao như: mía, cà phê, cao su, … phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới.

– Củ cải đường ưa khí hậu ôn hoà phù hợp với đất đen, được trồng nhiều ở khu vực ôn đới và cận nhiệt.

– Cây bông ưa khí hậu nóng, ôn định, đất tốt, thường trồng ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.

– Cây chè ưa nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều, phân bố chủ yếu ở khu vực cận nhiệt.

– Cây đậu tương ưa khí hậu ẩm, đất tươi xốp, phân bố ở nhiều nơi khí hậu.

Hình 21.3. Bản đồ phân bố một số cây công nghiệp chính trên thế giới giai đoạn 2015 – 2019

1.1.2. Chăn nuôi

a. Vai trò và đặc điểm

– Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, thúc đẩy nghề trồng trọt phát triển và sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá.

– Đối tượng của ngành chăn nuôi là các vật nuôi, tuân theo quy luật sinh học luật chính; chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn; có điều thay đổi về hình thức chăn nuôi và hướng chuyên môn hoá, áp dụng rộng rãi khoa học – công nghệ trồng sản xuất.

– Chăn nuôi gia súc gồm bò, trâu, lợn, cừu, dê, …

Ngành chăn nuôi

– Bò chiếm vị trí hàng đầu, được nuôi nhiều ở Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pa-ki-xtan, Trung Quốc, …

– Lợn là vật nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Việt Nam, ….

– Trâu được nuôi nhiều ở vùng nhiệt đới của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a, …

– Cừu là vật nuôi ở vùng cận nhiệt của các nước như: Trung Quốc, Ồ-xtrâỵ-li-a, Ấn Độ, … 

– Dê được nuôi nhiều ở vùng khô hạn của các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Xu-đăng,…

– Chăn nuôi gia cầm chủ ỵếu là gà, vịt, … phân bô rộng rãi ở nhiều nước.

Hình 21.4. Bản đồ phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới giai đoạn 2015- 2019

b. Dịch vụ nông nghiệp

– Dịch vụ nông nghiệp cung ứng giống, máy móc, phân bón và các sản phẩm hỗ trợ quá trình sản xuât nông nghiệp.

– Dịch vụ nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp sản xuất theo hựớng chuyên môn hóa, tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, …

– Hoạt động dịch vụ nông nghiệp bao gồm hoạt động dịch vụ trồng trọt, dịch vụ chăn nuôi, dịch vụ sau thu hoạch và xử lí hạt giống để nhân giống.

– Sự phân bố dịch vụ nông nghiệp thường gắn chặt chẽ vớii sản xuất nông nghiệp.

1.2. Lâm nghiệp

a. Vai trò:

– Lâm nghiệp cung cấp gỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp;

– Cung cấp thực phẩm, các dược liệu quý

–  Lâm nghiệp tạo việc làm, thu nhập cho người dân.

– Trong lâm nghiệp, trồng và bảo vệ rừng góp phần điều hoà nguồn nước, khí hậu, chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ cân bằng sinh thái.

b. Đặc điểm:

– Đối tượng của ngành lâm nghiệp lả các cây trồng, có chu kì tăng trưởng dài, chậm và thường phân bố trên không gian rộng lớn.

– Hoạt động lâm nghiệp bao gồm trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp; khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ vả dịch vụ lâm nghiệp.

– Trồng rừng cỏ ý nghĩa quan trọng không chỉ để tái tạo nguồn tài nguyên rừng mà còn góp phần bảo vệ môi trường bền vững.

c. Hiện trạng:

– Năm 2019, diện tích rừng của thế giới chiếm khoảng 27,1 % diện tích bề mặt Trái Đất, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm 92,8 % tổng diện tích rừng thế giới và rừng trồng là 7,2 %.

– Các nước có tổng diện tích rừng lớn là Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Bra-xin, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Cộng hoà Dân chủ Công-gô, …

– Những nước có diện tích rừng trồng lớn là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên Bang Nga, Hoa Kỳ, …

– Hiện nay, diện tích rừng trên thế giới vẫn bị suy giảm do tác động của tự nhiên và của con người. Để bảo vệ diện tích rừng và tính đa dạng sinh học của các khu rừng tự nhiên, nhiều nước thường đã lập các khu bảo tồn, vườn quốc gia, … và có những chính sách khuyến khích để thúc đẩy việc trồng rừng.

Trồng cây gây rừng

1.3. Thủy sản

a. Vai trò và đặc điểm:

– Thủy sản cung cấp thực phẩm giàu chất đạm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp chê biến thực phẩm, dược phẩm, mĩ nghệ và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

– Phát triển thuỷ sản nhằm tận dụng những lợi thế về tự nhiên, giải quyết việc làm cho người dân vùng ven biển.

– Đối tượng sản xuất của thuỷ sản là các sinh vật sống trong môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên và có tính quy luật ngành thủy sản ngày càng áp dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

– Thuỷ sản bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn; phổ biến nhất là cá, tôm, cua và một số loài có giá trị như trai ngọc, rong, tảo biển, …

b. Hiện trạng và phân bố

Hình 21.5. Bản đồ sản lượng thủy sản của một số nước trên thế giới trung bình năm giai đoạn 2015-2019

– Sản lượng thuỷ sản của thế giới liên tục tăng. Năm 2019, sản lượng khai thác chiếm khoảng 46 % tổng sản lượng thuỷ sản.

– Các nước có sản lượng thuỷ sản khai thác nhiều trên thế giới là Trung Quốc, per-ru, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ,…

– Thuỷ sản nuôi trồng chiếm 54 % tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới, trong đó nuôi nước ngọt chiếm 62,5 % tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trên thế giới (năm 2019).

– Châu Á là châu lục nuôi trồng thuỷ sản nhiều nhất và chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

– Châu Mỹ và Châu Âu chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn.

– Các nước nuôi trồng nhiều thuỷ sản trên thế giới nhờ có lợi thế về mặt nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, …