Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 10 Cánh diều Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

1.1. Khái niệm nguồn lực

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn, thị trường, … ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

1.2. Phân loại nguồn lực

Có nhiều cách phân loại nguồn lực khác nhau như: phân loại theo nguồn gốc hình thảnh, phân loại theo phạm vi lãnh thổ, phân loại theo tính chất, … Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành.

– Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ ta có các dạng phân loại sau:

– Căn cứ vào nguồn gốc hình thành nguồn lực được phân thành các dạng sau:

+ Vị trí địa lí bao gồm: Tự nhiên, kinh tế, chính trị, ….

+ Tự nhiên: Địa hình, đất, khí hậu, nước, sinh vật, khoáng sản, ….

+ Kinh tế – xã hội: Nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư, thị trường, khoa học – công nghệ, thương hiệu quốc gia, lịch sử – văn hoá, đường lối chính sách, ….

1.3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế

Nguồn lực đóng vai trò là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước

Vị trí địa lí có vai trò quan trọng trong giao lưu, hợp tác, phát triển kinh tế, … giữa các nước.

Nguồn lực tự nhiên tạo điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất, góp phần tích luỹ vốn, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Nguồn lực kinh tế – xã hội có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế.

Nguồn lao động là nguồn lực quan trọng nhất của quá trình sản xuất, quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác.

Vốn đầu tư là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ khoa học – công nghệ tăng tích luỹ cho nền kinh tế.

– Khoa học – công nghệ giúp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao công suất sử dụng máy móc, góp phần mở rộng sản xuất.