Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 10 Cánh diều Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

1.1. Đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới

a. Đặc điểm dân số

– Quy mô dân số đông và vẫn tiếp tục tăng.

– Tốc độ gia tăng dân số có sự khác nhau giữa các giai đoạn. Dân số thế giới tăng nhanh từ giữa thế kỉ XX, đặc biệt là giai đoạn 1965 – 1970 với tốc độ gia tăng trung bình là 2,1 %/năm ⇒ dẫn tới hiện tượng bùng nổ dân số.

– Quy mô dân sô không giống nhau giữa các nhóm nước, các châu lục và các quốc gia.

– Năm 2020, nhóm nước đang phát triển chiếm 84 %, châu Á chiếm: 60% 14 quốc gia đông dân (có 50 dân trên 100 triệu người) chiếm 64 % dân số thế giới, trong đó riêng Trung Quốc và Ấn Độ chiếm khoảng 36%.

b. Tình hình phát triển dân số trên thế giới

Hình 16.1. Biểu đồ dân số thế giới giai đoạn 1804 – 2037

– Quy mô dân số và tốc độ gia tăng dân số thế giới tăng nhanh và tăng liên tục đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX.

– Thời gian dân số tăng thêm 1 000 triệu người ngày càng rút ngắn từ 123 năm (1804 – 1927) xuống còn 12 năm (1999 – 2011).

1.2. Gia tăng dân số

Gia tăng dân số tự nhiên biểu hiện sự thay đổi dân số do chênh lệch giữa số sinh và số chết. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm còn sống so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

– Hiện nay, tỉ suất sinh thô giảm nên gia tăng dân số tự nhiên cũng giảm. Năm 2020, tỉ suất sinh thô của thế giới là 18‰, tỉ suất tử thổ là 7‰. Do đó, gia tăng dân số tự nhiên của thể giới là 1,1 %.

Gia tăng dân số cơ học biểu hiện sự biến động dân số do chênh lệch giữa số đến và số đi.

Tỉ suất gia tăng dân số cơ học là hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư. Tỉ suất nhập cư là tương quan giữa sổ người nhập cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

Tỉ suất xuất cư là tương quan giữa số người xuất cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.

– Gia tăng dần số cơ học thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Gia tăng dân số thực tế biểu thị sự gia tăng dân số của một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), được thế hiện bằng tổng của gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học, đơn vị tính là %. 

1.3. Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số

– Nhân tố tự nhiên sinh học tác động tới mức sinh và mức tử. Những nước có cơ cấu dân số trẻ có mức sinh và tỉ lệ trẻ em cao.

– Trình độ phát triển kinh tế tác động tới mức sinh và gia tăng dân số. Những nước có trình độ phát triển kinh tế cao có mức sinh thấp và gia tăng dân số thấp.

– Chính sách dân số tác động tới gia tăng dân số ở mỗi nước trong những thời kì nhất định. Các nước đang phát triển thường áp dụng chính sách giảm mức sinh.

– Ngoài ra, các nhân tố khác như điều kiện tự nhiên, môi trường sống, phong tục tập quản, y tế, giáo dục, … cũng tác động đến gia tăng dân số.

1.4. Cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số phản ánh những đặc trung về cấu trúc của dân số và được chia thành hai nhóm chính là cơ cấu sinh học (hay cơ cấu tự nhiên) và cơ cấu xã hội.

Cơ cấu dân số

a. Cơ cấu sinh học

Cơ cấu dân số theo giới tính biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc giữa từng giới so với tổng số dân.

– Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của mỗi quốc gia.

– Biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.

Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

– Căn cứ vào khoảng cách tuổi, người ta chia cơ cấu dân số theo tuổi thành hai loại.

+ Cơ cấu dân số theo tuổi có khoảng cách đều nhau: dân số được phân chia theo khoảng cách 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm; phổ biến nhất là 5 năm.

+ Cơ cấu dân số theo tuổi có khoảng cách không đều nhau:

. Dân số thường được phân chia thành ba nhóm tuổi: Nhóm dưới độ tuổi lao động (0 – 14 tuổi); Nhóm trong độ tuổi lao động (15 – 64 tuổỉ); Nhóm trên độ tuổi lao động (65 tuổi trở lên).

. Căn cứ vào tỉ trọng dân số ở ba nhóm tuổi, có thể xác định được cơ cấu dân số của một quốc gia là cơ cấu dân số trẻ, cơ cấu dân số già hay cơ cấu dân số vàng.

. Cơ cấu dân sô theo tuổi có ảnh hưởng đến khả năng tham gia lao động, hiệu quả sản xuất, tăng trưởng kinh tế, phát triển giáo dục, y tế, … của mỗi quốc gia.

– Tháp dân số:

+ Thường được sử dụng trong nghiên cứu dân số.

+ Thể hiện dân số theo từng độ tuổi, giới tình, tình hình sinh, tử.

+ Có ba kiểu tháp dân số cơ bản

Hình 16.2. Các kiểu tháp dân số cơ bản năm 2020

b. Cơ cấu xã hội

Cơ cấu xã hội gồm có các loại như: cơ cấu dân số theo lao động, cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá, cơ cấu dân số theo dân tộc, cơ cấu dân số theo tôn giáo, …

Cơ cấu dân số theo lao động là tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng số lao động xã hội. 

Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.

Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế là sự phân chia hoạt động kinh tế của dân số theo ba khu vực: khu vực I (nông nghiệp, lâm nghiệp- thuỷ sản); khu vực II (công nghiệp, xây dựng); khu vực III (dịch vụ). Đây là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước. Tỉ lệ dân số hoạt động trong mỗi khu vực khác nhau giữa các nước, các khu vực và các giai đoạn.

Hình 16.3. Biểu đồ cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế của thế giới, các nước phát triển và các nước đang phát triển năm 2020

Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá thường được xác định dựa vào tỉ lệ biết chữ (tỉ lệ phần trăm những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết) và số năm đi học trung bình (tổng số năm đã đi học của dân số từ 25 tuổi trở lên).

– Là một trong những thước đo quan trọng phản ánh trình độ dân trí, trình độ học vấn, chất lượng dân số ở mỗi quốc gia. Trình độ văn hoá của dân cư đã được cải thiện đáng kể. Tỉ lệ biết chữ của thế giới năm 2019 là 86,5 % (tăng 2,5 % so với năm 2010). Tương tự, số năm đi học trung bình là 8,5 năm (tăng 1,1 năm).