1.1. Khái niệm khí quyển
– Khái niệm: Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.
– Các thành phần của không khí: khí ni-tơ (78%); khí ô-xy (21%); hơi nước, khí cacbonic và các khí khác (1%).
– Cấu tạo khí quyển: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt và tầng ngoài cùng. Tầng đối lưu chứa đến 80% khối lượng không khí của khí quyển, có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người và sinh vật.
Biểu đồ thể hiện các thành phần của không khí
1.2. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
a. Theo vĩ độ địa lí
– Nhiệt độ không khí được hình thành do: Nhiệt lượng bức xạ mặt trời trực tiếp đốt nóng không khí và bề mặt đất hấp thụ sau đó phản hồi vào không khí.
– Đặc điểm: Nhiệt lượng bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ mặt trời.
– Phân bố: Do góc chiếu thay đổi theo vĩ độ nên nhiệt độ không khí cũng thay đổi theo vĩ độ.
Bảng 7. Nhiệt độ trung bình nãm và biên độ nhỉệt độ năm ở các vĩ độ địa lí trên Trái Đất
(Đơn vị: 0C)
Vĩ độ |
00 |
200 |
300 |
400 |
500 |
600 |
700 |
800 |
Bán cầu Bắc |
||||||||
Nhiệt độ trung bình năm |
24,5 |
25,0 |
20,4 |
14,0 |
5,4 |
– 0,6 |
– 10,4 |
– 20,0 |
Biên độ nhiệt độ năm |
1,8 |
7,4 |
13,3 |
17,7 |
23,8 |
29,0 |
32,2 |
31,0 |
Bán cầu Nam |
||||||||
Nhiệt độ trung bình năm |
24,5 |
24,7 |
19,3 |
10,4 |
5,0 |
2,0 |
– 10,2 |
– 50,0 |
Biên độ nhiệt độ năm |
1,8 |
5,9 |
7,0 |
4,9 |
4,3 |
11,8 |
19,5 |
28,7 |
b. Theo lục địa và đại dương
– Nguyên nhân: Do sự hấp thụ và tỏa nhiệt khác nhau giữa lục địa và đại dương nên nhiệt độ không khí cũng có sự khác biệt giữa lục địa và đại dương.
– Đặc điểm:
+ Mặc dù ở cùng vĩ độ nhưng nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm không giống nhau giữa lục địa và đại dương.
+ Càng vào sâu trong lục địa, biên độ nhiệt độ càng tăng do ảnh hưởng của biển giảm.
+ Nhiệt độ không khí cũng có sự thay đổi giữa bờ tây và bờ đông của lục địa do ảnh hưởng của các dòng biển.
Hình 7.1. Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 thay đổi theo vị trí ở gần hay xa đại dương
c. Theo địa hình
– Độ cao, độ dốc, hường sườn núi và hình thái địa hình đều có tác động đến sự thay đổi của nhiệt độ.
– Đặc điểm
+ Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ nhiệt của mặt đất càng mạnh nên nhiệt độ càng giảm (lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,60C).
+ Sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng.
+ Địa hình cao, thoáng gió có biên độ nhiệt độ ngày đêm nhỏ hơn so với địa hình thấp trũng, khuất gió.
Hình 7.2. Ví dụ về ảnh hưởng của độ cao đến nhiệt độ ở vùng nhiệt đới