Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 10 Cánh diều Bài 2: Sử dụng bản đồ

1.1. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

a. Phương pháp kí hiệu

– Đối tượng thể hiện: biểu hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bổ theo điểm. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư, trung tâm công nghiệp như hình dưới đây các vòng trong đỏ thể hiện các trung tâm công nghiệp vòng tròn lớn là trung tâm rất lớn vòng nhỏ là qui mô lớn và các ngành công nghiệp có các dạng kí hiệu khác nhau,…

Lược đồ các trung tâm công nghiệp của Hoa Kỳ

– Khả năng biểu hiện của kí hiệu bản đồ:

+ biểu hiện số lượng

+ quy mô

+ chất lượng của đối tượng địa li

– Yêu cầu: Các kí hiệu được đặt vào đúng vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.4

– Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu: dạng chữ, dạng tượng hình và dạng hình học

Hình 2.1. Các dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu

b. Phương pháp đường chuyển động

– Đối tượng biểu hiện: sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa li tự nhiên và kinh tế – xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, hướng động vật di cư, hướng vận tải hàng hóa, di dân, …

– Khả năng biểu hiện: kiểu loại, khối lượng hay tốc độ di chuyên của đối tượng.

– Yêu cầu: Màu sắc và kích thước (độ đậm, chiều rộng, chiều dài) các đường chuyển động

– Ví dụ: Trong hình 2.2. Bản đồ minh hoạ các dòng biển chính trên đại dương thế giới bằng phương pháp đường chuyển động sử dụng mũi tên màu đỏ thể hiện dòng biển nóng và mũi tên màu xanh thể hiện dòng biển lạnh. Các mũi tên vẽ theo hướng đi của dòng biển khác nhau.

Hình 2.2. Bản đồ minh hoạ các dòng biển chính trên đại dương thế giới bằng phương pháp đường chuyển động

c. Phương pháp chấm điểm

– Đối tượng biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố phân tán trong không gian. Ví dụ: phân bố dân cư như hình 2.3. Bản đồ phân bố dân cư châu Phi năm 2019 mỗi chấm tương ứng với 10000 người, phân bố các cơ sở chăn nuôi ,…

– Yêu cầu: Mỗi chấm tương ứng với một giá trị nhất định.

– Khả năng biểu hiện:

+ Sự phân bố của đối tượng.

+ Số lượng của đối tượng.

Hình 2.3. Bản đồ phân bố dân cư châu Phi năm 2019

d. Phương pháp khoanh vùng

– Đối tượng biểu hiện: Những đối tượng địa lí phân bố tập trung (hoặc phổ biến) trên một không gian lãnh thổ nhất định.

– Ví dụ: sự phân bố các kiểu thảm thực vật như hình 2.4 mỗi thảm thực vật sẽ có một màu khác nhau, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng, …

– Yêu cầu: Mỗi vùng phân bố được xác định bằng liên màu, nét chải hoặc kí hiệu đặc trưng cho đổi tượng biểu hiện.

Hình 2.4. Bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất

e. Phương pháp bản đồ – biểu đồ

– Đối tượng biểu hiện: sự phân bố của đối tượng địa lí bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.

– Ví dụ: cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ như hình 2.5 các biểu đồ về quy mô và cơ cấu đất của các châu lục năm 2019 được đặt vào phạm vi lãnh thổ của từng châu lục, cơ cấu dân số các quốc gia, diện tich và sản lượng cây trồng, …

– Khả năng biểu hiện:

+ Số lượng của đối tượng. 

+ Chất lượng của đối tượng.

+ Cơ cấu của đối tượng

– Yêu cầu: Biểu đồ đặt vào phạm vi của 1 đơn vị lãnh thổ. (Cần phân biệt với phương pháp kí hiệu)

Hình 2.5. Bản đồ quy mô và cơ cấu sử dụng đất của các châu lục nãm 2019

* Lưu ý: Ngoài các phương pháp trên, còn có các phương pháp biểu hiện bản đồ khác như: phương pháp nền chất lượng, phương pháp đường đẳng trị, …

1.2. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

– Các bước sử dụng bản đồ trong học tập bao gồm:

+ Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ.

+ Bước 2: Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ.

+ Bước 3: Đọc nội dung bản đồ.

– Bản đồ được sử dụng ngày càng phổ biến trong đời sống. Các bước sử dụng bản đồ trong đời sống cũng tương tự như trong học tập.

– Hiện nay, với sự phát triển của thiết bị điện tử thông minh có trang bị bản đồ số, hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) đã giúp cho việc sử dụng bản đồ trong đời sống được thuận tiện hơn. Người sử dụng có thể nhanh chóng khai thác được những thông tin cần thiết tùy theo mục đích sử dụng cụ thể như hình dưới đây được dùng để tìm đường đi.

Sử dụng bản đồ số để tìm đường đi

1.3. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

– GPS (Global Positioning System) là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo.

– Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc như máy tính, điện thoại thông minh và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.

– Ngày nay, GPS và bản đồ số được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống. Vì hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ số và phát triển trên môi trường internet, tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến, được tích hợp sẵn trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử thông minh.

– Ví dụ: xác định vị trí người đùng hoặc các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất, tìm kiếm đường đi, giám sát lộ trình, tốc độ di chuyển các phương tiện giao thông trên bản đồ trực tuyến,…

– Nguyên lí hoạt động của một số ứng dụng:

a. Xác định vị trí:

– Nguyên lí hoạt động của việc xác định vị trí đối tượng dựa vào tín hiệu vệ tinh như hình 2.6

+ GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất.

+ Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao tuyệt đối.

Hình 2.6. Xác định vị trí dựa vào tín hiệu vệ tinh

b. Hệ thống định vị toàn cầu (GPS)

Nguyên lí hoạt động của GPS được mô tả như Hình 2.7. Hệ thống định vị toàn cầu (GPS)

– Các vệ tinh nhân tạo bay vòng quanh Trái Đất theo quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất.

– Các trạm thu GPS nhận các thông tin để tính chính xác vị trí của đối tượng. Sau khi vị trí được xác định, trạm thu GPS có thể tính các thông tin khác như: tốc độ di chuyển, hướng chuyển động, khoảng cách tới điểm đến, …

Hình 2.7. Hệ thống định vị toàn cầu (GPS)