Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

1.1. Thành phân dân tộc theo dân số

– Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019, tổng số dân của Việt Nam là 96,2 triệu người. Trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 82, triệu người.

– Trong 53 dân tộc thiểu số, có 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là: Tày, Thái, Mường, Hmông, Khơ-me, Nùng (trong đó, dân tộc Tày có dân số nhiều nhất); 11 dân tộc có dân số dưới 5 nghìn người. Các dân tộc cư trú phân tán và đan xen, đặc biệt ở miễn núi phía bắc, các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.

Cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam

1.2. Ngữ hệ và phân chia tộc người theo ngữ hệ

*Khái niệm ngữ hệ:

– Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau

– Quan hệ đó được xác định bởi những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vị cơ bản, âm vị và thanh điệu,…

– Ngữ hệ còn được gọi là dòng ngôn ngữ

Các dân tộc ở Việt Nam được phân chia như thế nào theo ngữ hệ:

Tạng- Miến

Nhóm ngôn ngữ

Dân tộc

Ngữ hệ Nam Á

Việt- Mường

 Kinh, Mường, Thổ, Chứt.

Môn- Khơ me

Khơ- me, Ba Na, Xơ Đăng, Hrê, Cơ- Ho, Mnông, Xtiêng, Khơ- mú, Bru – Vân Kiều, Cơ Tu, Giẻ Triêng, Tà Ôi, Mạ, Co, Chơ Ro, Xinh-mun, Kháng, Mảng, Brâu, Rơ Măn, Ơđu.

Ngữ hệ Mông- Dao:

Hmông, Dao

Hmông, Dao, Pà Thèn.

Ngữ hệ Thái- Ka Đai

Tày- Thái

Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Dáy, Lào, Lự, Bố Y

Ka- Đai

La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo.

Ngữ hệ Nam Đảo

Mã Lai- Đa Đảo

Gia Rai, Ê- đê, Chăm, Ra- glai, Chu-ru.

Hán- Tạng

Mã Lai- Đa Đảo

Hoa, Sán, Dìu, Ngái.

Tạng- Miến

Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La.

1.3. Hoạt động kinh tế, đời sóng vật chất

Đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc. Việt Nam mang đặc trưng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng nhiệt đới âm gió mùa, được thể hiện trong mọi hoạt động từ sản xuất đến đời sống ăn, mặc, ở, đi lại,… Bên cạnh đó, mỗi dân tộc lại có những nét đặc trưng riêng.

a) Nông nghiệp

– Người Kinh: lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm.

– Dân tộc thiểu số:  làm nương rẫy (du canh) trồng cây lương thực và cây ăn quả

b) Thủ công nghiệp và thương nghiệp

– Người Kinh: gốm, dệt, đúc đồng, làm sắt, giấy, 

– Dân tộc thiểu số: dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,…

– Buôn bán và giao lưu văn hóa ở chợ

– Chợ làng, chợ nổi, chợ phiên…

– Trung tâm thương mại, siêu thị,… cũng xuất hiện

Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)

c) Ăn, mặc, ở

Ăn

– Người Kinh: cơm tẻ và nước chè, canh, rau, nước mắm, cà muối, tương…

– Dân tộc thiểu số: xôi, ngô, …

Mặc

– Người Kinh: mặc áo nâu và đi chân trần. Phụ nữ mặc váy đen, yếm áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ (miền Bắc) và khăn rằn (miền Nam).

– Dân tộc thiểu số: mỗi dân tộc có nét riêng, chú trọng họa tiết đa sắc và kỹ thuật thêu.

– Người Kinh: nhà trệt

– Dân tộc thiểu số: nhà sàn, nhà chung (nơi sinh hoạt cộng đồng)

d) Phương tiện đi lại

– Người Kinh: ngựa, xe ngựa, xe kéo tay, thuyền, bè, mảng, ghe, tàu,…

– Dân tộc thiểu số: ngựa thồ, mảng, bè, voi, xe bò…

– Trong xã hội hiện đại, xe đạp, xe máy và ô tô là phương tiện giao thông phổ Tàu hoả, máy bay được sử dụng ở Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ XIX – đầu thé kỉ XX, đến nay cũng trở thành phương tiện đi lại quen thuộc của người dân Việt Nam.

Sự phát triển của các phương tiện giao thông đường bộ

1.4. Đời sống tinh thần

a) Tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng

– Thờ cúng tổ tiên, thờ vị thần tự nhiên, thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp. 

– Người Kinh là thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với cộng đồng, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ nghề,… 

– Dân tộc thiểu số: thờ thần tự nhiên, thần nông nghiệp  

Tôn giáo

– Phật giáo: được du nhập từ thế kỷ 2 TCN, từng trở thành tôn giáo được phổ biến rộng rãi dưới triều Lý- Trần. Phổ biên ở Việt Nam là Phật giáo Đại thừa.

Chùa Xiêm Cán của dân tộc Khơ-me (Bạc Liêu)

– Hindu giáo: dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo Ấn Độ giáo.

– Hồi giáo: Người Chăm ở Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.

– Công giáo: được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỷ XVI và dần trở thành một trong những tôn giáo phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

b) Phong tục, tập quán, lễ hội

– Người Kinh ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình. Trong cưới xin, tang ma gồm nhiều nghi lễ.

– Một số dân tộc thiểu số vẫn còn hình thức mẫu hệ. Người Chăm theo Hồi giáo thường bắt đầu với lễ cầu nguyện ở thánh đường.

Phong tục cúng đêm giao thừa tết Nguyên đán của người Kinh

c) Nghệ thuật

– Các loại hình nghệ thuật biểu diễn của dân tộc Kinh rất đa dạng, tiêu biểu như nghệ thuật múa rồi nước, chèo, tuông, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan, dân ca quan họ…