Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

1.1. Khái niệm văn minh Đại Việt

– Văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1 000 năm (từ thế kỉ X đên giữa thế kỉ XIX), găn liên với chính quyên họ Khúc, họ Dương và các triêu đại Ngô, Đinh, Tiên Lê, Lý, Trân, Hô, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn.

– Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt với kinh đô chủ yêu ở Thăng Long (Hà Nội). Vì vậy văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long.

1.2. Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt

– Văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở kế thừa nền văn mỉnh Văn Lang – Âu Lạc; nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của văn minh bên ngoài.

Kế thừa nền văn mình Văn Lang – Âu Lạc

– Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được bảo tồn qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc. Những di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang – Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kì độc lập, tự chủ.

Trống đồng Đền Hùng (Phú Thọ)

Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt

– Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển văn minh Đại Việt. Năm 905, Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ bước đầu. Năm 938, sau chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đẳng, Ngô Quyền xưng vương, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc. Năm 1009, nhà Lý thành lập. Năm 1010, Lý Công Uẫn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La (sau đôi thành Thăng Long). Trải qua các triều đại khác nhau, độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cô vững chắc. Đó là điều kiện thuận lợi đê nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hoá dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực, tạo nên nền văn minh Đại Việt.

Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn mình bên ngoài

– Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tỉnh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là văn minh Trung Hoa (thẻ chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử….), văn minh Án Độ (Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,…), góp phần làm phong phú nên văn minh Đại Việt.

Tượng Khổng Tử tại văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)

– Trên cơ sở những điều kiện của một quốc gia độc lập, tự chủ, lại có nền tảng vững chặc của một nên văn minh bản địa lâu đời, văn minh Đại Việt mở rộng tiệp thu các nên văn minh bên ngoài và phát triên ở mức độ cao hơn, đa dạng hơn.

1.3. Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Từ thế kỉ X đến giữa thế ki XIX, văn minh Đại Việt phát triển qua nhiều giai đoạn:

– Thế kỉ X, gắn liền với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê. Đây là giai đoạn văn minh Đại Việt bước đầu được định hình, thông qua công cuộc củng cô chính quyền, phát triển kinh tế và văn hoá.

– Thế kỉ XI – đầu thế kỉ XE, gắn liền với sự tồn tại của các vương. triều Lý, Trần, Hồ. Văn minh Đại Việt phát triên mạnh mẽ và diện, tính dân tộc được thể hiện rõ nét, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo phát triên hài hoà.

– Thế ki XV – thế kỉ XVI, gắn liền với vương triều Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng. Văn minh Đại Việt tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đặc sắc. Nho giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ. Giáo dục, khoa cử có vai trò to lớn trong đời sông chính trị, văn hoá. Từ đầu thế kỉ XVI, một số yếu tố văn hoá phương Tây từng bước du nhập vào Đại Việt.

– Đâu thế ki XVIII – giữa thế ki XIX, gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lê Trung hưng (giai đoạn hậu kì), Tây Sơn, Nguyễn. Xã hội Đại Việt từng bước rơi vào khủng hoảng với nhiều biến động về chính trị. Văn minh Đại Việt có những dấu hiệu đình trệ và lạc hậu. Mặc dù vậy, một số lĩnh vực văn minh vẫn đạt được những thành tựu nồi bật.

Từ giữa thế kỉ XIX, việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và thiết lập chế độ cai trị đã chấm dứt thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt.