1.1. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
a) Bối cảnh lịch sử
Nhờ những điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội và kĩ thuật, cuối thế kỉ XVIII – đâu thê kỉ XIX, các nước tư bản đã tiên hành cách mạng công nghiệp. Anh là nước đi tiên phong trong cuộc cách mạng này, sau đó là các nước Pháp, Đức, Mỹ,…
b) Những thành tựu cơ bản
– Năm 1769, trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của những người đi trước và tự cải tiến, Giêm Oát đã thử chế tạo thành công một chiếc máy hơi nước kiểu đơn hướng. Năm 1782, ông chế tạo thành công một chiếc máy hơi nước song hướng, có thể làm nguồn động lực xoay tròn. Năm 1784, Giêm Oát nhận bằng phát minh sáng chế về máy hơi nước.
– Ngay sau khi ra đời, máy hơi nước của Giêm Oát nhanh chóng được đưa vào sử dụng rộng rãi trong sản xuât. Nhờ đó, các nhà máy có thể được xây dựng ở nhiều nơi. Đến đầu thế kỉ XIX, việc sử dụng máy hơi nước đã trở nên phổ biến ở nước Anh. Đây được coi là sự khởi đầu của quá trình công nghiệp hoá.
– Trong thời kì này, động cơ đốt trong cũng ra đời, tiêu biểu là phát minh của Giôn Bác-bơ (năm 1791, người Anh), Thô-mát Mít (năm 1794, người Anh), Giôn Ste-phen (năm 1798, người Mỹ), Sa-mu-en Bờ-rao (năm 1823, người Mỹ),… Động cơ đốt trong nhanh chóng thúc đây cơ giới hoá sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
– Ngành giao thông vận tải cũng có những bước tiền lớn. Đầu thế ki XIX, tàu thuỷ và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước. Năm 1814, G. Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa. Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun. Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh đã có khoảng 10000 km đường sắt.
Tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước (tranh vẽ)
1.2. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
a) Bối cảnh lịch sử
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được tiến hành ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức,… vào nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
b) Những thành tựu cơ bản
– Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đạt được những thành tựu trên n lĩnh vực, như sử dụng điện năng, động cơ điện gắn với quá trình điện khí hoá, sản xuất dây chuyền, sự phát triên của các ngành công nghiệp hoá chất, dầu mỏ, thép, điện lực, in ấn,…
– Những phát minh về điện của các nhà bác học như Gihê-oóc Xi-môn Ôm (1789 – 1854) người Đức, Mai-cơn Pha-ra-đây (1791 -1867) người Anh, Giêm Pre-xcốt Giun (1818 – 1889) người Anh, E.K. Len-xơ (1804 -1865) người Nga,… đã mở ra khả năng ứng dụng một nguồn năng lượng mới.
– Năm 1879, Thô-mát Ê-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Năm 1891, kĩ sư người Nga là Đô-rô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện xoay chiều. Máy phát điện đã được sử dụng để cung cấp năng lượng cho nhiều nhà máy.
– Cùng với việc sử dụng rộng rãi điện năng, động cơ đôt trong tiêp tục được cải tiên, ứng dụng trong thời kì này.
– Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh. Tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng. Thép được sản xuất với số lượng lớn và giá thành hạ nhanh chóng.
Bóng đèn điện – một phát minh của Thô-mát Ê-đi-xơn
– Dầu đi-ê-zen được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công nghiệp hoá học ra đời phục vụ ngành nhuộm, phân bón và thuốc nổ, điện lực, in ấn,… Việc phát minh ra máy điện tín giúp cho liên lạc ngày càng xa và nhanh.
– Thành tựu quan trọng trong giao thông vận tải thời kì này là phát minh và sản xuất ô tô, máy bay. Nhờ sự cải tiến của động cơ đốt trong, chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới đã được Các Ben phát minh năm 1886. Năm 1903, hai anh em người Mỹ là Vin-bơ Rai và Oóc-vin Rai đã chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của ngành hàng không thế giới.
Ô tô đầu tiên trên thế giới do Các Ben phát minh (1886)
1.3. Ý nghĩa, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai
a) Ý nghĩa
– Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã làm thay đổi diện mạo các nước tư bản. Máy hơi nước đã tạo ra nguôn động lực mới, dùng máy móc thay thê sức lao động của con người, khởi đâu quá trình công nghiệp hoá. Những tiên bộ vê kĩ thuật cũng đã mở ra khả năng lớn trong việc thúc đây sản xuât, sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng.
– Cuộc Cách mạng công nghiệp lân thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người băng lao động của máy móc, chuyên nên sản xuât thủ. công sang cơ khí hoá.
– Cuộc Cách mạng công nghiệp. lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khí hoá sang điện khí hoá, làm thay đổi căn bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.
– Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải. Nhu cầu công nghiệp hoá khiến nền nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh.
b) Tác động
Đối với xã hội
– Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản hình thành. Giai cấp tư sản bao gôm chủ xưởng, chủ nhà máy, chủ hãng buôn, chủ đồn điền… Giai cấp vô sản có nguôn gốc từ nông dân, thợ thủ công,… Họ là những người mất ruộng đất, tư liệu sản xuất,… trở thành những người làm thuê trong các công xưởng, nhà máy.
– Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản làm xuất hiện mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội tư bản. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.
Giai cấp tư sản vắt kiệt sức lao động của giai cấp vô sản (tranh hiếm họa)
– Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân, điển hình là các thành phố Luân Đôn, Pari, Béc-lin, Nữu Y-oóc,…
Đối với văn hoá
– Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhát và lần thứ hai có tác động lớn đến đời sống văn hoá của nhân loại, đặc biệt là các nước Âu – Mỹ.