1.1. Văn minh Hy Lạp, La Mã
a) Cơ sở hình thành
Điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế
– Khu vực Nam Âu có hai bán đảo nhỏ vươn dài ra Địa Trung Hải là bán đảo Ban-căng và bán đảo I-ta-i-a. Phân lớn lãnh thổ là đôi núi, xen giữa là những cánh đồng nhỏ hẹp; đất đai khô cần, trong lòng đất có nhiều khoáng sản, bờ biển
– khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh. Những điều kiện tự nhiên này tạo thuận lợi cho sự phát triên mạnh mẽ của thủ công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải.
– Cư dân Hy Lạp cô đại gồm nhiều tộc người, như người Ê-ô-li-êng, người I-ô-niêng, người A-kê-ăng và người Đô-ni-êng. Cư dân La Mã cô đại chủ yêu là người I-ta-li-an, hay còn gọi là người I-ta-li-ốt, sóng ở đồng bằng I-ta-li-um. Về sau, một bộ phận người
– La i-ốt dựng lên thành Rô-ma nên gọi là người Rô-ma. Ngoài ra còn có người Gô-loa, E-tơ-rux-cơ, người Hy Lạp,… Họ chính là chủ nhân sáng tạo nên những thành tựu của nên văn minh Hy Lạp và La Mã cô đại.
Lược đồ La Mã
– Ở Hy Lạp và La Mã, kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó, hình thức kinh tế điền trang trong nông nghiệp cũng phát triển. Đây là cơ sở kinh tế quan trọng để hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã.
Chính trị, xã hội
Vào khoảng thế kỉ VIII – VI TCN, các nhà nước Hy Lạp và La Mã đã ra đời. Ở Hy Lạp là quốc gia thành bang, tiêu biểu là thành bang A-ten và Xpác. Đây là những thành bang dân chủ cô đại điển hình. Tại La Mã, nhà nước điển hình là nền cộng hoà quý tộc, nhà nước đề ché.
Toàn cảnh Đại hội công dân ở Hy Lạp (tranh vẽ)
– Xã hội Hy Lạp và La Mã bao gồm chủ nô, bình dân và nô lệ. Chủ nô là tầng lớp có thế lực về chính trị và kinh tế gồm các chủ xưởng, chủ trang trại, chủ thuyền buôn và sở hữu nhiều nô lệ. Bình dân là những người tự do, gồm nông dân nghèo, thợ thủ công, nô lệ được giải phóng,… Nô lệ là tầng lớp chiếm số đông trong xã hội, làm việc nặng nhọc ở các trang trại, trong các xưởng thủ công, khuân vác hàng hoá và chèo. thuyền. Nô lệ bị coi như “những công cụ biết nói” của chủ nô.
– Chính nên dân chủ cô đại và chế độ bóc lột nô lệ tàn bạo là những cơ sở chính trị, xã hội quan trọng của nên văn minh Hy Lạp và La Mã.
Nhà hát ở A-ten (tranh vẽ)
Sự kế thừa nền văn mình phương Đông cổ đại
– Văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời sau nên có điều kiện tiếp thu, kế thừa những thành tựu của văn minh phương Đông. Cư dân Hy Lạp và La Mã đã tiệp thu Lịch pháp, Toán học, Thiên văn học,… của cư đân phương Đông.
b) Những thành tựu cơ bản
– Cư dân Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c và La Mã đã kế thừa, phát triển thành chữ La-tinh. Chữ viết Hy Lạp và La Mã đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt, mang tính khái quát hoá. Đó là nền tảng chữ viết theo hệ chữ La-tinh hiện nay.
– Văn học Hy Lạp cổ đại phong phú, nhiều thể loại (sử thi, kịch, thần thoại….) và đạt nhiều thành tựu lớn. Trong đó, nồi bật là sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me, kịch Ớ-đíp làm vua của Xô-phốc-lơ.
– Triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại chia làm hai trường phái chính: triết học duy vật và triết học duy tâm. Triết học duy vật gồm những đại diện tiêu biểu là Ta-lét, Hê-ra-clít,… Triết học duy tâm gồm những đại diện tiêu biểu là A-rít-xtốt, Xô-crát, Pờ-la-tông,… Triết học Hy Lạp và La Mã cỗ đại được xem là những thành tựu rực rỡ của văn minh phương Tây, tạo nên cơ sở hình thành của triết học châu Âu sau này.
– Một trong những thành tựu tôn giáo. nổi bật của văn minh La Mã là sự ra đời của Thiên Chúa giáo (thê ki I). Từ thê kỉ IV, Thiên Chúa giáo được lan toả mạnh mẽ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thê giới.
– Về lịch pháp và thiên văn học, cư dân Hy Lạp và La Mã cỗ đại đã biết làm lịch dựa theo sự chuyền động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Họ tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng. Việc tính lịch và quan sát thiên văn vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống đương thời, vừa là cơ sở cho cách tính lịch (Dương lịch) sau này. Hiện nay, đa số các nước trên thế giới đều dùng Dương lịch.
– Cư dân Hy Lạp và La Mã có nhiều phát minh về khoa học trên các lĩnh vực khác nhau, gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học nồi tiếng. Toán học có Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-clít; Vật lí có Ác-si-mét; Y học có Hi-pô-crát; Sử học có Hê-rô-đót, Tuy-xi-đít,… Họ đã tìm ra được những định lí, định đề, tiên đề khoa học. Những hiểu biết về khoa học của cư dân Hy Lạp và La Mã được ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống và cũng là nền tảng của khoa học hiện đại.
1.2. Văn minh thời Phục hưng
a) Bối cảnh lịch sử
– Đến thời hậu kì trung đại, đặc biệt là với sự phát triển của các thành thị và tác động của các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế Tây Âu có nhiều ¡ thay đổi. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành cùng với sự phát triển kinh tế công thương nghiệp, sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật.
– Tây Âu lúc này vẫn dưới sự thống trị của chế độ phong kiến. Sự khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
– Giai cấp tư sản đã xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến, họ muốn có hệ tư tưởng và nền văn hoá riêng để phục vụ cho đời sống tỉnh thần của mình. Hệ tư tưởng lỗi thời của Giáo hội Thiên Chúa giáo và của quý tộc, phong kiến đang cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên.
– Gắn liền với sự xuất hiện của các thành thị trung đại là sự hình thành chủ nghĩa nhân văn. Nhiều trường đại học được thành lập, như Đại học Pa-ri (Pháp), Đại học O-xphớt (Anh), Đại học Pa-téc-mơ (I-ta-li-a),…
– Văn hoá Hy Lạp và La Mã cỗ đại có nhiều nét gần gũi với tư tưởng của giai cấp tư sản và đối lập với tư tưởng phong kiến. Vì vậy, giai câp tư sản muốn “phục hồi” lại một số nội dung của văn hoá Hy Lạp và La Mã, tiếp tục phát triển thành một phong trào văn hoá rộng lớn. Phong trào đầu tiên diễn ra ở thành phó Phờ-lo-ren (-ta-li-a), sau đó lan rộng khắp châu Âu.
Hội chợ Săm-pa-nhơ (Pháp) thời trung đại (tranh vẽ)
b) Những thành tựu cơ bản
– Văn minh thời Phục hưng đạt những thành tựu chủ yếu trên các lĩnh vực: văn học, triết học, tư tưởng khoa học nghệ thuật.
– Văn học đạt nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là các tác phẩm 7ần khúc (A. Đan-tê), Đôn Ki-hô-tê (M. Xéc-van-téc), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Sếch-xpia),…
– Triết học thời Phục hưng kịch liệt phê phán triết học duy tâm, lên án chế độ phong kiến, đề cao tri thức, lí trí của con người. Đại diện tiêu biểu là Mi-chen đơ Mông-ten-nhơ (Pháp), Ê-ra-xmơ (Hà Lan), La Ra-mê (Pháp)…
– Khoa học gắn liền với sự đóng góp của các nhà khoa học trên lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, tiêu biểu là Cô-péc-ních, Bru-nô và Ga-li-lê với Thuyết Nhật tâm.
– Nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biêu là bức hoạ Nàng Mô-na Li-sa, Bữa ăn tôi cuối cùng (Lê-ô-na đờ Vanh-xi), Tượng Đa-vít, Sự sáng tạo A-đam (Mi-ken-lăng-giơ), lâu đài Sam-bô (Pháp), nhà thờ Xanh Pi-tơ (Va-ti-căng),…
– Các nhà văn hoá thời Phục hưng đã lên á án, châm biếm Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời. Qua việc phê phán, đả kích tầng lớp quý tộc phong kiến, họ đã chĩa mũi nhọn đấu tranh chống chế độ phong kiến thối nát nói chung.
– Văn minh thời Phục hưng cũng đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân. Họ đòi cho con người được tự do hành động, đê cao tình cảm thực, ca ngợi tình yêu tự do, trong đó có tình yêu nam nữ.
– Các nhà văn hoá thời Phục hưng còn đề cao chủ nghĩa duy vật, khoa học, tiên bộ, coi trọng các ngành khoa học tự nhiên, các phương pháp thực nghiệm và gắn Với cuộc sống hiện thực.
Bức họa Bữa ăn tối cuối cùng
– Văn minh thời Phục hưng là một bước tiên lớn trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Đó là tỉnh thần nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng và văn học; là sự sáng tạo và phát minh trong khoa học với những ý tưởng đi trước thời đại; là chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật. Nền văn minh này là cầu nói từ văn hoá phong kiến sang văn hoá tư sản. Đó vừa là cơ sở vừa là giai đoạn khởi đầu của văn minh Tây Âu thời cận đại.