1.1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
– Di sản văn hoá và di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tại. Sử học và di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có môi quan hệ găn bó, mật thiệt.
– Thứ nhất, các loại hình di sản văn hoá (vật thẻ, phi vật thể, hỗn hợp,…) đều đóng vai trò là nguôn sử liệu quan trọng đặc biệt đôi với nghiên cứu lịch sử. Việc bảo tôn di sản theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.
– Thứ hai, Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên; xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản đôi với cộng đông.
– Thứ ba, Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy (về đặc điểm, loại hình, câu trúc, địa bàn dân cư, tác động — ảnh hưởng…) liên quan đên di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tôn và phát huy giá trị của di sản.
Biểu diễn Dân ca Quan họ (Bắc Ninh)
– Thứ tư, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng; thúc đây kinh tế — xã hội phát triển bền vững; giáo dục thế hệ trẻ; bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu.
– Bên cạnh đó, thông qua các phương pháp nghiên cứu, Sử học xác định giá trị của các di sản văn hoá, đi sản thiên nhiên cần bảo tồn; đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả. Ngược lại, công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.
1.2. Sử học với phát triển ngành Công nghiệp văn hóa
Ngày nay, phát triển ngành Công nghiệp văn hoá trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Sử học có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hoá.
1.3. Lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch
– Trong việc phát triển du lịch – ngành “Công nghiệp không khói”, những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống có vai trò đặc biệt quan trọng.
– Yếu tố hàng đầu của sản phẩm du lịch chính là “sức hấp dẫn của địa danh”, bao gồm các yêu tố về lịch sử, văn hoá truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, ẩm thực, giải trí, sản phẩm thủ công mĩ nghệ… Thông qua các phương tiện truyền thông quảng bá, du khách trong nước và quốc tế sẽ chọn lựa địa danh đề đến tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm.