Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Sinh học 10 Cánh diều Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

1.1. Chu kì tế bào

Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần kế tiếp, trong đó chất di truyền được nhân đôi và các thành phần của tế bào được tổng hợp sau đó tế bào phân chia thành hai tế bào mới.

Hình 13.1. Chu kì tế bào

Chu kì tế bào được điều khiển rất chặt chẽ đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của một cơ thể sinh vật là rất khác nhau. Các giai đoạn trong chu kì tế bảo được thể hiện trong bảng 13.1.

Bảng 13.1. Các giai đoạn trong chu kì tế bào

Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào tử lần phân bao này cho đến lần kế tiếp. Chu kì tế bào gồm bốn pha: pha chuẩn bị nhân đôi DNA (G1), pha nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể (S), pha chuẩn bị cho phân bào (G2), pha phân bào (M).

1.2. Sinh sản tế bào theo cơ chế nguyên phân

a. Khái niệm sinh sản tế bào

-Sinh sản tế bào là quá trình các tế bào mới được tạo ra từ tế bảo ban đầu, làm tăng số lượng tể bảo qua phân bảo và thay thế các tế bào chết. Đáng chú ý nhất trong quá trình sinh sản tế bảo là sự truyền chính xác DNA từ thế hệ tế bào này cho thể hệ tế bảo tiếp theo. Bình thường, tế bào lớn lên và phân chia, đến một giai đoạn các tế bảo sẽ giả hoặc bị tổn thương, chết

b. Cơ chế sinh sản tế bào – nguyên phân

Hình 13.3. Sơ đồ các giai đoạn sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân

– Hình 13.3. mô phỏng nguyên phân Để đơn giãn, những hình vẽ này chỉ vẽ hai cặp nhiễm sắc thể trong một tế bảo động vật lưỡng bội (2n). Tế bảo hầu hết các loài sinh vật nhân thực có số lượng nhiễm sắc thể nhiều hơn hai cặp

Chu kì sinh sản của tế bao gồm các giai đoạn

– Kì trung gian nhiễm sắc thể nhân đổi chuẩn bị cho quá trình phân chia.

– Nguyễn phân

– Phân chia nhân gồm các kì

+ Kì đầu. Các nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn và co ngắn Màng nhân và nhận con tiêu biên. Thoi phân bào hình thành Các nhiễm sắc thể kép đỉnh với thoi phân bao ở tâm động.

+ Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại và xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bảo.

+ Kì sau: Hai cromatit của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào.

+ Kì cuối Nhiễm sắc thể dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại

+ Phân chia tế bảo chất thường diễn ra ở kỉ cuối, các bảo quan trong tế bào được phân chia về hai tế bào con.

– Ở tế bào thực vật hình thành vách ngăn phân chia thành hai tế bào.

– Ở tế bào động vật: màng sinh chất lõm vào hình thành eo thắt phân chia thành hai tế bào.

– Kết thúc quá trình phân chia từ một tế bảo mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n tạo ra hai tế bào con giống nhau và giống tế bao mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n

– Sinh sản tế bào làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Nguyên phân đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương. Nguyên phân là cơ chế sinh sản tạo ra các tế bảo mới có bộ nhiễm sắc thể giống với bộ nhiễm sắc thể của “tế bào mẹ”.

Hình 13.4. Ví dụ về ý nghĩa của nguyên phản ở động vật (a) và thực vật (b)

– Sinh sản tế bào là quá trình các tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đầu, làm tăng số lượng tế bào qua phân bào và thay thế các tế bào chết.

– Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân gồm các giai đoạn; kì trung gian, nguyên phân và phân chia tế bào chất. Trong đó nguyên phân có các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

1.3. Ung thư và cách phòng tránh

a. Chu kì tế bào mất kiểm soát gây ung thư

Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính.

– Khi chu kì tế bảo mất kiểm soát sẽ dẫn đến rối loạn phân bảo, các tế bào phân chia liên tục có thể tạo khối u. Khối u có hai loại lành tỉnh và ác tỉnh (hay còn gọi là ung thư). Ở khối u lành tinh, tế bảo không lan rộng đến vị trí khác. Ở khối u ác tỉnh, tế bảo ung thư có khả năng lây lan (di căn) sang các mô lân cận và các cơ quan xa. Như vậy, phân chia tế bào một cách không binh thưởng có thể dẫn đến ung thư

b. Tình hình ung thư ở Việt Nam

Cũng như các nước trên thế giới, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng. Bệnh ung thư có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Số liệu về ung thư tại Việt Nam năm 2020 (theo thống kê của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR, thuộc WHO)) được biểu thị trong hình 13.5.

 

Hình 13 5. Số liệu ung thư tại Việt Nam năm 2020 (LARC, thuộc WHO)

c. Phòng tránh ung thư

– Sống trong môi trường ô nhiễm, sử dụng thực phẩm không an toàn, lỗi sống không lành mạnh,… và do các yếu do truyền, độ tuổi có thể dẫn đến bệnh ung thư.

– Phòng tránh ung thư cần duy trì thói quen khám sức khoẻ định kỉ, khi có bất kì dấu hiệu nghi ngờ ung thư cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện sớm hoặc loại trừ bệnh ung thư.

– Để giảm nguy cơ mắc ung thư cần thực hiện một số biện pháp sau

+ Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích…..

+ Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp ăn nhiều rau, quả, hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, thức ăn chưa nhiều muối, tránh lạm dụng để uống có đường, không ăn thực phẩm mốc hay ôi thiu, thực phẩm nhiễm hoá chất như thuốc trừ sâu, chất tăng trọng..

+ Xây dựng chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lí, giữ tinh thần thoải mái, tích cực

+ Quan hệ tinh dục lành mạnh, an toàn

+ Thực hiện tiêm chủng: viêm gan B. HPV,

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cộng đồng hiểu nguyên nhân và cách phỏng tránh bệnh ung thư

+ Giữ cho môi trường sống trong lành, phát triển nông nghiệp sạch nhằm tạo nguồn lương thực, thực phẩm an toàn

– Khi chu kì tế bào mất kiểm soát sẽ dẫn đến rối loạn phân bào, có thể tạo khối u. Khối u có hai loại: lành tính và ác tính (ung thư).

– Các tế bào ung thư phân chia liên tục và di căn đến các mô lân cận và các cơ quan xã.