Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Sinh học 10 Cánh diều Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống

1.1. Các cấp độ tổ chức sống

Hình 3.1. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó. Cấp độ tổ chức sống bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái . Ví dụ trong cơ thể đa bảo, tế bào là một cấp độ tổ chức sống, cấu tạo nên môi,… và cơ thể là cấp độ tổ chức lớn hơn Sinh quyển được xem là cấp tổ chức lớn nhất của hệ thống sống.

Cấp độ tổ chức của thế giới sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

 

Các cấp độ tổ chức sống có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập được gọi là cấp độ tổ chức sống cơ bản Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái

Các cấp độ cơ bản của thế giới sống gồm: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái. Sinh Quyển được xem là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.

1.2. Đặc điểm chung của cấp độ tổ chức sống

a. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

Tổ chức theo nguyên tắc thủ bậc hiểu là tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có. Ví dụ quần thể là một cấp độ tổ chức gồm nhiều cá thể cùng loài, có cấu trúc ổn định về số lượng, phân bố trong không gian và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mà ở cấp độ cơ thể không có

b. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

– Các cấp độ tổ chức sống luôn là hệ thống mở. Trong đó, sinh vật với môi trường luôn có tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

– Mọi cấp độ tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển Ví dụ khi môi trường sống không cung cấp đủ thức ăn, nơi ở thì các động vật sống thành dân có xu hướng di cư hoặc phân đàn; Khi cây mọc dày đặc, thiếu ánh sáng thường có hiện tượng tỉa cảnh tự nhiên.

c. Thế giới sống liên tục tiến hóa

Quá trình tiến hóa của sinh giới là cơ chế gắn liền với sự biến đổi của các cấp độ tổ chức sống, qua đó thiết lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi với môi trường sống. Ví dụ: Một đột biến gene hoặc đột biến nhiễm sắc thể có thể dẫn đến thay đổi kiểu hình của cá thể. Qua sinh sản, đột biến có thể được truyền lại cho thế hệ sau. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên có thể tạo nên những quần thể mới. Các quần thể sinh vật này tương tác với môi trường tạo ra quần xã — hệ sinh thái thích nghi với môi trường, tạo nên

Các cấp độ tổ chức sống có đặc điểm chung là hệ thống mở, tự điều chỉnh, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc với chức năng, với môi trường sống và liên tục tiến hóa.

1.3. Quan hệ gữa các cấp độ tổ chức sống

– Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.

Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống khi là những yếu tố cấu thành tế bào. Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống (mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, các hoạt động đặc trưng của sự sống đều được diễn ra trong tế bào). Cơ thể đa bảo qua quá trình sinh trưởng, phát triển với cơ chế phân hoa hình thành các cơ quan, bộ phận thực hiện các chức năng tương ứng của cơ thể.

Ví dụ: Các cấp độ tổ chức tạo nên hệ tiêu hóa trong cơ thể người tế bào biểu mô ruột → biểu mô ruột … ruột non — hệ tiêu hoá — cơ thể . Trong đó, tế bào biểu mô ruột thực hiện chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nhờ đỏ ruột non và hệ tiêu hóa thực hiện được chức năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể người

Hình 3.2. Sơ đỏ mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người

Các cá thể cùng loại phân bố trong khu vực nhất định hình thành nền quần thể sinh vật. Các quần thể sinh vật khác loài sống trong cùng một khu vực xác định hình thanh nên quần xã sinh vật. Quần xã sinh vật tương tác với môi trường sống hình thành hệ sinh thái. Các hệ sinh thái trên Trái Đất hình thành Sinh Quyển

Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.