Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Mùa hoa mận – Chu Thùy Liên – Ngữ văn 10 Tập 2 Cánh Diều

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Chu Thùy Liên

– Chu Thùy Liên (1966)

– Quê quán: Điện Biên

– Phong cách nghệ thuật: Nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha

– Tác phẩm chính: Thuyền đuôi én, Mùa hoa mận,…

1.1.2. Tác phẩm Mùa hoa mận

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Tác phẩm sáng tác vào tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. 

b. Thể loại

– Thơ tự do.

c. Bố cục 

– Khổ 1: Trẻ con trong mùa hoa mận nở

– Khổ 2: Người lớn trong mùa hoa mận nở

– Khổ 3: Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa mận nở

d. Tóm tắt nội dung văn bản 

Văn bản là bức tranh núi rừng Tây Bắc đầy hương sắc, thiên núi, núi rừng thơ mộng, như một bức tranh với gam màu chủ đạo là màu trắng tinh khôi làm xao xuyến kẻ đến người đi. Và các hoạt động vui chơi của các em bé và lao động sản xuất của con người. Qua đó thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước của những người con quê hương.  

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Trẻ con trong mùa hoa mận nở

Trẻ con vui đùa dưới cành hoa mận

– Khung cảnh đùa vui, náo nức:

+ Con trai háo hức chơi cù

+ Con gái rộn ràng khăn áo

=> Trẻ con vui đùa với những niềm vui thơ ngây dưới cành hoa mận

– Ước mơ của con trẻ

– Nhân hóa “bóng bay nâng ước mơ” 

=> Những quả bóng bay bình thường chất chứa bao khát vọng của những đứa trẻ Tây Bắc

1.2.2. Người lớn trong mùa hoa mận nở

– Không gian gia đình ấm áp:

+ Mẹ chuẩn bị lá gạo

+ Cha căng nỏ

– Người già làm đu

=> Gia đình đầy đủ mẹ cha và người già, mỗi người một công việc, hối hả bộn bề lo cho tổ ấm của mình. 

1.2.3. Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa mận nở

– Không gian gần gũi, ấm áp, mang đậm hương vị Tây Bắc:

+ Nhà ủ nếp hương

+ Lửa hồng trong bếp

=> Biện pháp nhân hóa  nhà “ủ” và lửa hồng “nở hoa” gợi tả không gian núi rừng gần gũi, ấm áp

– Nỗi nhớ của người đi xa:

+ Người đi xa luôn nhớ da diết về quê hương 

+ Hoa mận như dẫn lối họ trở về với quê hương

 => Điệp ngữ “Cành mận bung trắng muốt” xuyên suốt cả bài thơ gợi một không gian trữ tình đậm hương vị Tây Bắc. Có lẽ bởi vì hoa mận là loài hoa đặc trưng của Tây Bắc, đặc biệt mỗi dịp xuân về. Chính vì vậy, không gian con người Tây Bắc sinh hoạt dưới màu hoa mận là nỗi nhớ khôn nguôi cho những người con đi xa. 

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

– Bài thơ tái hiện bức tranh núi rừng Tây Bắc đầy sắc hương và khung cảnh sinh hoạt nơi núi rừng. Qua đó thể hiện tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà.

1.3.2. Về nghệ thuật

– Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ được sử dụng hiệu quả

– Ngôn ngữ thơ trong sáng thiết tha