1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả Hoài Vũ
– Tác giả Hoài Vũ sinh năm 1935
– Quê quán: Quảng Ngãi
– Phong cách nghệ thuật: Nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha
– Tác phẩm chính: Tiếng sáo trúc, Rừng dừa xào xạc…
1.1.2. Tác phẩm Đi trong hương tràm
a. Xuất xứ
– Bài thơ được in trong “Tuyển tập thơ Việt Nam”.
b. Thể loại
– Thơ tự do.
c. Bố cục
– Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên rừng tràm
– Khổ 2: Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau
– Khổ 3: Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm
– Khổ 4: Hương tràm trong tâm trí con người
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Khung cảnh thiên nhiên rừng tràm
Thiên nhiên rừng tràm
– Khung cảnh đẹp đẽ, thơ mộng
+ Gió mây
+ Hoa tràm e ấp – vòm lá
=> Khung cảnh nên thơ trữ tình
– Nhân hóa “mây trời tỏa bay”
=> Ước mơ khát vọng của con người sông nước
1.2.2. Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau
– Không gian, thời gian:
+ Xa cách bao lâu
+ Gió mây đổi hướng thay màu
+ Trái tim em không trao a nữa
– Tình cảm: hương tràm – ta bên nhau
=> Hương tràm kết nối, nâng đỡ tâm hồn, cảm xúc của những người yêu nhau
1.2.3. Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm
– Thiên nhiên mang đậm hương vị Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Gió thổi
+ Trời cao
+ Cánh đồng rộng
– Tâm trạng con người
– Nỗi nhớ thương hương tràm còn mà người không còn
=> Biện pháp liệt kê nhấn mạnh vào nỗi nhớ thương da diết của nhân vật trữ tình
1.2.4. Hương tràm trong tâm trí con người
– Điệp từ: “Anh vẫn” 3 lần
– Liệt kê: Bóng tràm, lá tràm, hương tràm
=> Hương tràm đã ăn sâu vào tâm trí của con người nơi đây, dù có cách xa thì “em” cùng hương tràm vẫn mãi luôn gắn bó và trở thành nỗi nhớ trong “anh”
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
– Bài thơ nói về cảm xúc của nhân vật trữ tình – người con trai với nỗi nhớ “em” da diết. Mỗi lần “đi trong hương tràm” là mỗi lần hình bóng “em” lại ùa về trong nỗi nhớ của “anh”. Nỗi nhớ, tình yêu đã gắn kết những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm.. chính là nhịp cầu nối những yêu thương.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ được sử dụng hiệu quả
– Ngôn ngữ thơ trong sáng thiết tha