1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả Trần Đăng Khoa
Chân dung tác giả Trần Đăng Khoa
– Trần Đăng Khoa (sinh năm 1958)
– Quê quán: Hải Dương
– Phong cách nghệ thuật: Giản dị, gần gũi, giàu chất nhạc,
– Tác phẩm chính: Góc sân và khoảng trời, Từ góc sân nhà em, Khúc hát người anh hùng,…
1.1.2. Tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ sáng tác vào năm 1982 trong một lần đi thăm những người chiến sĩ nơi đảo xa của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
– Bài thơ được trích từ tập “Tuyển thơ” của nhà xuất bản Văn học.
b. Thể loại
– Thơ tự do.
c. Bố cục
– Khổ thơ 1, 2, 3: Khâu chuẩn bị biểu diễn của những người lính đảo
– Khổ thơ 4, 5, 6: Buổi biểu diễn của những người lính đảo
– Khổ thơ 7, 8, 9, 10: Buổi biểu diễn đến cao trào
d. Tóm tắt nội dung văn bản
Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy cuộc sống của họ còn thiếu thốn về vật chất, sân khấu xếp bằng đá san hô, cánh gà chôn bằng mấy tấm tôn, ca sĩ toàn là những anh chàng đầu trọc (họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước ngọt vệ sinh)… nhưng tâm hồn của họ thì vô cùng lạc quan, yêu đời. Họ cất cao lời ca tiếng hát, những tiếng hát ngang tàng, toàn nhớ với thương. Dù chưa biết “người thương” ở phương nào, họ vẫn khát khao và mộng tưởng, họ khẳng định tình yêu thủy chung như muối mặn của mình dẫu chưa hề biết “bóng dáng nào sẽ đến” với họ. Có thể nói, họ thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm. Chỉ có tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì luôn chan chứa trong tim.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Khâu chuẩn bị biểu diễn của những người lính đảo
– Không gian sân khấu thiếu thốn, tạm bợ
– Đá san hô làm sân khấu
– Vài tấm tôn làm cánh gà
=> Không gian biểu diễn chỉ cần có sân khấu và cánh gà
– Hoàn cảnh sống khó khăn, khắc nghiệt
– Gió rát mặt, đảo liên tục thay đổi hình dáng
=> Địa hình nơi đảo xa khó khăn, hiểm trở
– Hình ảnh so sánh “sỏi cát bay – lũ chim hoang”
=> thể hiện số lượng sỏi cát bay mịt mù trong gió trời
– Cả người hát lẫn người xem toàn là lính trọc đầu
=> Đặc điểm của những người lính trên đảo
1.2.2. Buổi biểu diễn của những người lính đảo
Buổi biểu diễn của những người lính đảo
– Tiết mục biểu diễn có sự góp sức của cả thiên nhiên
– Mây nước đã mở màn là biện pháp nhân hóa => Khúc ca có sự góp mặt của mây và nước
– Giai điệu của những người lính đảo phóng khoáng, tự do nhưng tràn đầy tình yêu
– Biện pháp so sánh: Giai điệu ngang tàng như gió biển => Giọng ca mát lành, phóng khoáng tự do
– Lời ca chỉ toàn tình yêu gửi đến nơi hậu phương
=> Tâm hồn lãng mạn của những người lính đảo
1.2.3. Buổi biểu diễn đến cao trào
– Lời hát nhắc lại những kỉ niệm nơi hậu phương
– Kỉ niệm đi dạo dưới đêm trăng
– Những bức thư tình chưa biết gửi cho ai
=> Nỗi nhớ nhung của những người lính đảo nơi chiến tuyến
– Lời hát là lời khẳng định lòng chung thủy nơi biển đảo
– Đứng vững giữa muôn trùng sóng vì tổ quốc yêu thương
=> Dù trăm bề khốn khổ nhưng những người lính không quên nhiệm vụ của mình, rắn rỏi, ngang tàng
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
– Bài thơ khắc họa hiện thực cuộc sống khốn khổ, khó khăn của những người lính nơi đảo xa. Đồng thời ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu tổ quốc, vượt lên trên khó khăn của họ.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Nghệ thuật so sánh, nhân hóa sinh động, linh hoạt
– Ngôn ngữ thơ mềm mại, uyển chuyển
– Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo