1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả Sương Nguyệt Minh
Chân dung tác giả Sương Minh Nguyệt
– Tên tuổi: Sương Minh Nguyệt tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh năm 1958.
– Quê quán: Ninh Bình
– Phong cách nghệ thuật: tinh tế, nhẹ nhàng, sâu lắng
– Tác phẩm chính: Người về bến sông Châu, Nỗi đau dòng họ, Nơi hoang dã đồng vọng, Dị hương
1.1.2. Khái quát thể loại truyện ngắn
– Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ. Truyện ngắn hướng tới khắc họa một hiện tượng trong đời sống; cốt truyện thường diễn ra trong thời gian, không gian hạn chế; kết cấu không nhiều tầng, nhiều tuyến; thường có ít nhân vật. Truyện ngắn thu hút người đọc bởi nội dung cô đúc, chi tiết có sức ám ảnh, ý tưởng sắc sảo được thể hiện qua tình huống bất ngờ, lời văn hàm súc, mang nhiều ẩn ý.
1.1.3. Tác phẩm Người ở bến sông Châu
a. Xuất xứ
– Sáng tác vào tháng 6/1997 xuất bản tại NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2016.
b. Thể loại
– Truyện ngắn.
c. Bố cục
Có thể chia làm hai phần:
– Đoạn 1 (từ đầu … cuối con đường về bến): Dì Mây trở về làng, chú San đi lấy vợ
– Đoạn 2 (còn lại): Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó
d. Tóm tắt nội dung văn bản
Truyện ngắn của nhà văn Sương Nhật Minh kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh, người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi mất mát đồng đội, đó là cô y tá Mây dũng cảm. Bên cạnh đó là dấu vết của chiến tranh lên số phận của những người khác, mặc dù không ra chiến trường như thím Ba.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Dì Mây trở về làng, chú San đi lấy vợ
– Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Hoàng hôn màu đỏ ối
+ Mây đen trắng lẫn lộn bay cuồn cuộn
+ Thủy triều ở sông Châu dâng cao, nước sông đỏ quạch, sóng lớp lớp đập tung vào trụ cầu bị đổ từ thời bom Mĩ
Hoàng hôn trên bến sông Châu
– Cảnh đám rước dâu của chú San và cô Thanh:
+ Đám rước dâu rất đông của chú San lấy cô Thanh giáo viên nhà ở bên kia sông
+ Mọi người đều ăn mặc lịch sự, gọn gàng ” chú mặc áo sơ vin thắt ca ra vát, cô mặc áo cổ lá sen, các ông các bà mặc áo nâu sồng ngồi nhai trầu trên khoang “
=> Chú San vui sướng, hạnh phúc lắm lúc nào cũng cười
– Dì Mây trở về làng:
+ Khoác ba lô màu bạc toong teng ở một bên vai
+ Giọng nghèn nghẹn, gọi ông đò
+ Bước đi tập tễnh xuống dưới bến
=> Thương tật chiến tranh để lại với cô bé với vô vàn nỗi đau và kỉ niệm.
1.2.2. Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó
– Công việc:
+ Hàng ngày trở lũ trẻ qua sông để đến trường
– Ngoại hình:
+ Da dẻ hồng hào trở lại, tóc mọc dày thêm, cổ trắng ngần.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
– Văn bản thể hiện những góc nhìn con người với những thân phận đầy ám ảnh. Qua đó rút ra bài học cho con người sống nhân ái, yêu thương và bao dung hơn.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo.
– Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình.