Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam – Trần Quốc Vượng – Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Trần Quốc Vượng

– Ông sinh tại huyện Kinh Môn, Hải Dương nhưng quê quán ở thôn Lê Xá, xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

– Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).

– Ông được xem là một trong “tứ trụ” “Lâm, Lê, Tấn, Vượng” (tức gồm các Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại.

– Ông đã viết nhiều bài nghiên cứu khoa học (trên 400 bài) đăng trên các tạp chí chuyên môn trong nước và ngoài nước. Ngoài ra, ông đã viết và được in ấn nhiều sách (trên 40 cuốn) ở cả trong và ngoài nước, có thể kể đến như:

+ Việt Nam khảo cổ học (tiếng Nhật, Tokyo, 1993)

+Trong cõi (California, 1993)

+Theo dòng lịch sử (1995)

1.1.2. Tác phẩm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam

a. Xuất xứ

– In trong Văn hóa Hà Nội, tìm tòi và suy ngẫm, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 2010).

b. Thể loại

– Văn bản thông tin.

c. Bố cục 

Chia văn bản thành 2 đoạn:

– Đoạn 1: Từ đầu đến “ở và đi lại”:  Sự hình thành văn hóa Hà Nội

– Đoạn 2: Còn lại: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

d. Tóm tắt nội dung văn bản

Hà Nội là một vùng đất linh thiêng giàu văn hóa đồng thời cũng là trung tâm hội tụ đầy đủ những tinh hoa bản sác của dân tộc từ folklore, lễ hội, dân ca, …đến cách sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã hội của Hà Nội đều rất phong phú, nhiều dáng vẻ. Bên cạnh đó, phong thái và khí chất của con người Hà Nội cũng rất khác, duyên dáng, phong lưu mà sang trọng. Từ cổ chí kim, trải qua ngàn đời, ngàn năm xây dựng và phát triển, Hà nội vẫn luôn là mảnh đất xinh đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Sự hình thành nền văn hóa Hà Nội

– Văn hoá Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố:

+ Trữ lượng folklore (dân gian) phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích,… của vùng Đông, Nam, Đoài, Bắc kết tụ chọn loc và nâng cao trên cái có sẵn của vùng non nước Hồ Tây – Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán mà trở thành folklore Hà Nội.

+ Truyền thống lễ hội văn hóa dân gian, sinh hoạt văn hóa tôn giáo lâu đời.

+ Văn hoá dân gian không tách rời mà kết hợp, hoà họp với văn hoá cung đình và được “chính thức hoá” và “sang trọng hoá”. Cái sang trọng bao giờ cũng là một sắc thái cần và bắt buộc của văn hoá Thủ đô, văn hoá Thăng Long – Hà Nội.

Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội

1.2.2. Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

– Hà Nội là nơi tập trung của những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. Là nơi tích tụ tinh hoa bốn phưong => thông minh, tài hoa

– Nhu cầu lựa chọn, đòi hỏi và có điều kiện thỏa mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ” từ các nơi đổ về. Từ đó có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt => biết hưởng thức, tận hưởng, sành ăn, sành mặc.

– Có điều kiện thuận lợi để giao lưu và tiếp thu văn hóa cộng thêm truyền thống hiếu học => nhanh nhạy, hiểu biết và mẫn cảm về chính trị – tình cảm.

=> Qua thời gian đã mài giũa ra những người con Hà Nội thanh lịch, tinh tế, tài hoa, phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

– Văn bản ca ngợi nền văn hóa, nét đẹp lâu đời của mảnh đất Hà Nội. Qua đó giới thiệu sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.

1.3.2. Về nghệ thuật

– Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, sáng tạo.

– Giọng văn nhẹ nhàng, sâu sắc.

– Sử dụng sáng tạo kết hợp các phương thức biểu đạt nhằm phân tích đánh giá văn bản.