1.1. Xác suất của biến cố trong trò chơi tung đồng xu
Xác suất của biến cố A, kí hiệu P(A), là tỉ số giữa số các kết quả thuận lợi cho biến cố A và số phần tử của không gian mẫu \(\Omega \): \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\). ở đó n(A), n(\(\Omega \)) lần lượt là số phần tử của hai tập hợp A và \(\Omega \). |
---|
Ví dụ: Tung một đồng xu hai lần liên tiếp.
a) Viết tập hợp \(\Omega \) là không gian mẫu trong trò chơi trên.
b) Xét biến cố B: “Có ít nhất một lân xuất hiện mặt ngửa”.
Tính xác suất của biến cố B.
Giải
a) Không gian mẫu trong trò chơi trên là tập hợp
\(\Omega \) = {SS; SN; NS; NN}.
b) Có ba kết quả thuận lợi cho biến cố B là: SN, NS, NN, tức là B = {SN; NS; NN}.
Vì thế, xác suất của biến cổ B là \(\frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{3}{4}\).
1.2. Xác suất của biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc
Xác suất của biến cố C, kí hiệu P(C), là tỉ số giữa số các kết quả thuận lợi cho biến cố C và số phân tử của không gian mẫu \(\Omega \): \(P\left( C \right) = \frac{{n\left( C \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\). ở đó n(C), n(\(\Omega \)) lần lượt là số phần tử của hai tập hợp C và \(\Omega \). |
---|
Ví dụ: Gieo một xúc xắc hai lân liên tiếp.
a) Viết tập hợp \(\Omega \) là không gian mẫu trong trò chơi trên.
b) Xét biến cố D: “Số chấm trong hai lần gieo đều là số lẻ”.
Tính xác suất của biến cố D.
Giải
a) Không gian mẫu trong trò chơi trên là tập hợp
\(\Omega \) ={(i; j) | i, j = 1, 2, 3, 4, 5, 6},
trong đó (i; j) là kết quả “Lần đầu xuất hiện mặt ¡ chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm”. Tập hợp \(\Omega \) có 36 phân tử.
b) Có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố D là: (1; 1); (1; 3); (1; 5); (3; 1); (3; 3); (3; 5); (5; 1); (5; 3); (5; 5), tức là D = {(1; 1); (1; 3); (1; 5); (3; 1); (3; 3); (3; 5); (5; 1); (5; 3); (5; 5)}. Tập hợp D có 9 phần tử.
Vậy xác suất của biến cố nói trên là: \(\frac{{n\left( D \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{9}{{36}} = \frac{1}{4}\).