Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức Bài 23: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

  Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân là bộ máy chính quyền địa phương trực tiếp gần bó với đời sống của nhân dân và có nhiều hoạt động đóng góp thiết thực vào việc phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ một số hoạt động của Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi em sinh sống và cho biết ý nghĩa của hoạt động đó.

Trả lời:

Một số hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương:

– Nghị quyết số 6/2021/NQ-HĐND: quy định một số chế độ, mức chi cho hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Hải Dương, nhiệm kì 2021 – 2026 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVII, kỳ họp thứ 4

– Nghị định 93/2004/NĐ-CP về việc phê chuẩn số lượng, danh sách các đơn vị bầu cử và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2004 – 2009

– Trong kì hóp thứ 11, Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương đã hông qua đề án mở rộng địa giới hành chính TP Hải Dương; sắp xếp, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, một số phường, xã và thành lập 2 phường Tân Hưng, Nam Đồng thuộc TP Hải Dương là bước đi quan trọng để TP Hải Dương phát triển xứng tầm đô thị loại 1.

1.1. Hội đồng nhân dân

a) Chức năng của Hội đồng nhân dân

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 146, 147 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi: 

1/ Hội đồng nhân dân thành phố X đã thực hiện chức năng như thế nào?

2/ Từ thông tin trên, em hãy cho biết Hội đồng nhân dân có chức năng gì? Em hiểu như thế nào về chức năng này?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Hội đồng nhân dân thành phố X đã:

+ Xem xét về tinh hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng 6 tháng đầu năm;

+ Quyết định phương hướng, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi, ngân sách 6 tháng cuối năm 2020 của thành phố X

+ Xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố.

Yêu cầu số 2: Chức năng của Hội đồng nhân dân

– Hội đồng nhân dân quyết định những vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

– Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương như:

+ Các biện pháp khác để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền;

+ Biện pháp bảo vệ tài sản của Cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn,…

– Hội đồng nhân dân thực hiện việc giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của cấp trên; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp dưới.

– Hội đồng nhân dân thực hiện quyển giám sát thông qua các hoạt động như: xem bảo cáo công tác, xem xét trả lời chất vấn, thành lập đoàn giám sát,…

  Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

  Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương như: các biện pháp để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật, quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền, biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tinh mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn, và thực hiện quyên giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của cấp trên.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân

Câu hỏi: 

Dựa vào sơ đồ 1, em hãy trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.

Trả lời: 

– Hội đồng nhân dân được tổ chức gồm: Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân.

+ Thường trực Hội đồng nhân dân có cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các uỷ viên.

+ Các ban của Hội đồng nhân dân gồm: trưởng ban, phó trưởng ban và ủy viên

  Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra.

   Hội đồng nhân dân được tổ chức gồm: Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân có cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Uỷ viên.

c) Hoạt động của Hội đồng nhân dân

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 148, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

Hội đồng nhân dân hoạt động theo hình thức nào? Hình thức hoạt động đó thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Trả lời: 

– Hoạt động của hội đồng nhân dân:

+ Hội đồng nhân dân họp mỗi năm hai kì chính và tổ chức các cuộc họp chuyên đề khi có việc phát sinh đột xuất.

+ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

– Hình thức hoạt động của HĐND thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  Hoạt động của Hội đồng nhân dân do luật định. Hội đồng nhân dân họp mỗi năm hai kì chính và tổ chức các cuộc họp chuyên đề khi có việc phát sinh đột xuất. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

1.2. Uỷ ban nhân dân

a) Chức năng của Uỷ ban nhân dân

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 148, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Uỷ ban nhân dân tỉnh X đã thực hiện chức năng của mình như thế nào?

2/ Từ thông tin trên, em hãy cho biết Uỷ ban nhân dân có chức năng gì? Em hiểu như thế nào về chức năng này?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Uỷ ban nhân dân tỉnh X đã thực hiện chức năng của mình bằng việc ban hành công văn triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Đồng thời yêu cầu các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và đề nghị các cơ quan Đảng, đoàn thể trên địa bàn tỉnh kịp thời phổ biến, quán triệt, triển khai nội dung của Nghị quyết.

Yêu cầu số 2:

– Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

– Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do Cơ quan nhà nước cấp trên giao.

  Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cung cấp bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

  Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

b) Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân

Câu hỏi: 

1/ Dựa vào sơ đồ 2, em hãy nêu cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân.

2/ Kể tên một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương em.

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm:

+ Chủ tịch

+ Phó Chủ tịch

+ Các uỷ viên phụ trách cơ quan chuyên môn.

+ Uỷ viên phụ trách công an

+ Uỷ viên phụ trách quân sự.

Yêu cầu số 2: Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương em đang sống:

– Ban Tư pháp;

– Ban Tài chính – Kế hoạch;

– Ban Tài nguyên và Môi trường;

– Ban Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Ban Văn hoá và Thông tin….

  Uỷ ban nhân dân gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên phụ trách cơ quan chuyên môn (Tư pháp; Tài chính – Kế hoạch; Tài nguyên và Môi trường Lao động – Thương binh và Xã hội; Văn hoá và Thông tin,… ), Uỷ viên phụ trách công an, Uỷ viên phụ trách quân sự.

c) Hoạt động của Uỷ ban nhân dân

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 150, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

Hoạt động của Uỷ ban nhân dân được quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), theo đó Uỷ ban nhân dân họp thường kì mỗi tháng một lần và học chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bảng hình thức biểu quyết.

Uỷ ban nhân dân hoạt động theo hình thức nào? Nêu ví dụ minh hoạ.

Trả lời: 

 Hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân:

+ Mỗi tháng ủy ban nhân dân họp một lần và có thể tổ chức họp chuyên đề khi có công việc phát sinh đột xuất

+ Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

– Ví dụ: Chủ tịch UBND thay mặt chính quyền địa phương tham dự hoạt động khai giảng ở trường học.

  Uỷ ban nhân dân hoạt động theo luật định. Mỗi tháng Uỷ ban nhân dân họp một lần và có thể tổ chức họp chuyên đề khi có công việc phát sinh đột xuất. Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến tập thể.