Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

  Để điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp, Nhà nước cần ban hành một hệ thống pháp luật đầy đủ và thống nhất. Hệ thống pháp luật Việt Nam được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự, định hướng, tạo khuôn mẫu cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân.

Câu hỏi: Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “ Đối mặt”: Kể tên các luật, bộ luật của Việt Nam. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một luật hoặc bộ luật mà em biết.

Trả lời:

Kể tên các luật, bộ luật của Việt Nam:

+ Bộ luật tố tụng hình sự 2015

+ Bộ luật hình sự 2015

+ Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015

+ Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

+ Bộ luật tố tụng dân sự 2015

+ Luật phí và lệ phí 2015

+ Luật trưng cầu ý dân 2015

+ Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015

+ Luật tố tụng hành chính 2015

+ Bộ luật dân sự 2015

+ Luật thống kê 2015

+ Luật khí tượng thủy văn 2015

+ Luật kế toán 2015

1.1. Hệ thống pháp luật Việt Nam

Câu hỏi: Em hãy quan sát sơ đồ Hệ thống pháp luật Việt Nam để trả lời câu hỏi:

1. Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?

2. Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

3. Em hãy nêu ví dụ minh hoạ cho cấu trúc của hệ thống pháp luật.

Trả lời: 

1. Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận: Ngành luật, chế định luật, quy phạm pháp luật.

2. Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được chia thành văn bản luật và văn bản dưới luật. Trong đó:

+ Văn bản luật bao gồm Hiến pháp, luật, bộ luật, Nghị quyết của Quốc hội.

+ Văn bản dưới luật bao gồm Pháp lệnh, Nghị quyết, quyết định, thông tư của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Ví dụ minh họa cho cấu trúc của hệ thống pháp luật:

– Ví dụ về ngành luật (cấu trúc bên trong), gồm: Luật dân sự, Luật hành chính, Luật hình sự, Luật kinh tế, Luật hôn nhân và gia đình; Luật bảo vệ môi trường; Luật tố tụng hình sự…

– Ví dụ về hình thức thể hiện bên ngoài:

+ Văn bản luật, gồm: Luật giáo dục; Bộ luật Hôn nhân và Gia đình; Bộ luật hình sự…

+ Văn bản dưới luật, gồm: Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14-6-2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục; Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp…

  – Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được sắp xếp thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

  – Về cấu trúc: hệ thống pháp luật bao gồm: các ngành luật, các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật.

  + Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thua nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

  + Chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật.

  + Ngành luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

  – Về hình thức: hệ thống pháp luật được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật.

1.2. Văn bản pháp luật Việt Nam

a) Văn bản quy phạm pháp luật

Câu hỏi: Dựa vào sơ đồ Hệ thống pháp luật Việt Nam, kết hợp đọc thông tin trang 78, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1. Kể tên các văn bản quy phạm pháp luật và Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đó.

2. Nêu các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền ban hành, nội dung, hình thức của văn bản.

Trả lời: 

1. Tên các văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đó:

+ Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết: do Quốc hội ban hành.

+ Pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, lệnh quyết định, nghị định, thông tư, thông tư liên tịch: do Quốc hội ban hành.

2. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền ban hành, nội dung, hình thức của văn bản:

+ Có chứa quy phạm pháp luật

+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

+ Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định

  – Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà Nhà nước muốn xác lập). Văn bản quy phạm pháp luật gồm các đặc điểm:

  + Có chứa quy phạm pháp luật.

  + Do cơ quan nhà nước, người có thầm quyền ban hành.

  + Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.

  – Văn bản quy phạm pháp luật gồm văn bản luật và văn bản dưới luật.

  + Văn bản luật là văn bản do Quốc hội ban hành gồm: Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết.

  + Văn bản dưới luật gồm: pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, lệnh, quyết định, nghị định, thông tư, thông tư liên tịch.

b) Văn bản áp dụng pháp luật

Câu hỏi: Em hãy đọc các văn bản sau để trả lời câu hỏi:

1. Nêu những điểm giống và khác nhau của các văn bản trên về thẩm quyền ban hành, mục đích ban hành, đối tượng thực hiện và phạm vi áp dụng văn bản.

2. Hãy cho biết mối liên hệ giữa hai văn bản trên.

Trả lời: 

1. Điểm giống nhau là cả 2 đều là văn bản quy phạm pháp luật và đều có các đặc điểm:

+ Có chứa quy phạm pháp luật.

+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.

Điểm khác nhau là:

+ Văn bản thứ nhất là văn bản dưới luật : Quyết định, mục đích ban hành là xử phạt vi phạm hành chính công ty kinh doanh thực phẩm TH.

+ Văn bản thứ hai là văn bản luật: Hiến pháp, mục đích ban hành luật áp dụng cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời. 

2. Mối liên hệ giữa hai văn bản:

– Luật bảo vệ môi trường là văn bản pháp luật.

– Quyết định xử phạt hành chính… là văn bản áp dụng pháp luật.

  – Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật đối với những quan hệ cụ thể, cá biệt nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

  – Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản có nội dung cụ thể đối với cá nhân, tổ chức xác định, được thực hiện một lần trong thực tiễn.